Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Cách làm bánh dẻo trung thu vỏ bí đỏ

BÁNH TRUNG THU VỎ BÍ ĐỎ - PUMPKIN MOONCAKE, tặng cả nhà công thức làm bánh trung thu bí đỏ không cần lò nướng, không cần nấu nước đường làm bánh trung thu luôn nè. Cách làm bánh trung thu bí đỏ này có thể để hộp kín rồi bảo quản lạnh như bánh dẻo lạnh, sử dụng trong vòng 3 ngày nha!

Đặc biệt lưu ý khi làm bánh trung thu bí đỏ là sau khi gọt vỏ, cắt bí đỏ, rửa sạch thì chúng ta cần nấu ngay, tránh để quá lâu ở môi trường ngoài sẽ làm thất thoát thành phần dinh dưỡng.


Công thức làm bánh dẻo trung thu vỏ bí đỏ cho 6 chiếc bánh 50gr

  • Bí đỏ (đã được hấp chín): 100gr
  • Whipping cream: 10gr
  • Bột nếp: 65gr
  • Bột gạo tẻ: 25gr
  • Dầu ăn: 5gr

Cách làm bánh dẻo trung thu vỏ bí đỏ

Bước 1: Nghiền nhuyễn bí đỏ sau khi hấp chín.

Bước 2: Khi bí còn nóng thì cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào nhào đều cho đến khi thành 1 khối hơi dẻo dẻo (không quá dẻo không quá khô, nên đi găng để khỏi dính tay).

Lưu ý: Tùy theo loại bột bạn sử dụng mà lượng bột có thể thay đổi 1 chút nên khi nhào bột cứ cảm nhận là được.

Bước 3: Cho bột nghỉ 10' sau đó chia theo tỉ lệ nhân:vỏ là 1:2

Bước 4: Bọc vỏ bánh và nhân bánh lại, áo bột với bột nếp rồi nhấn vào khuôn (nên sử dụng kiểu khuôn lò xo cho dễ ấn bánh).

Bước 5: Để bánh lên giấy nến và hấp khoảng 12' (khuôn 50gr nên chỉ khoảng 10' thấy bánh trong là đã chín). 

Với cách làm bánh trung thu vỏ bí đỏ này các bạn sử dụng nhân bánh tùy ý theo sở thích, vì là bánh dẻo lạnh nên dùng các loại nhân nhuyễn sẽ hợp vị hơn. Tham khảo cách sên nhân đậu xanh siêu nhanh chỉ 30' này để hoàn thiện bánh nha!

Lợi và hại khi sử dụng bí đỏ làm bánh bí đỏ, làm bánh trung thu bí đỏ

Được ứng dụng nhiều trong các công thức làm bánh và pha chế đồ uống, nhưng chị em cũng nên lưu ý sử dụng bí đỏ/bí ngô đúng cách để đạt được những lợi ích tốt cho sức khỏe nha!!!

Lợi ích của bí đỏ với sức khỏe

1. Bảo vệ niêm mạc dạ dày và tốt cho tiêu hóa: Bí đỏ chứa các loại vitamin và pectin giúp cơ thể loại bỏ độc tố, vi khuẩn có hại. Pectin còn bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa của cơ thể, giúp quá trình tiêu hóa thực phẩm diễn ra thuận lợi hơn.

2. Hạn chế và kiểm soát bệnh tiểu đường: Loại thực phẩm này giúp hạ đường huyết trong máu, hạn chế nguy cơ bị tiểu đường. Nếu bạn đang bị tiểu đường thì việc thường xuyên ăn bí đỏ sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển mạn tính.

3. Phòng chống bệnh tim mạch: Hạt bí đỏ chính là một nguồn cung cấp physterol và axit béo omega 3, omega 6 giúp giảm lượng cholesterol xấu có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng huyết áp rất hiệu quả

4. Tốt cho xương và mắt: Giàu carotene chuyển hóa thành vitamin A, rất tốt cho mắt của bạn. Mặt khác, bí đỏ chứa chất khoáng, canxi, magie, photpho, sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác giúp xương phát triển.

5. Tốt cho não và phụ nữ mang thai: Chất axit glutamine trong bí đỏ rất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai, việc thường xuyên ăn hạt và hoa bí đỏ không chỉ giúp phát triển tế bào não của thai nhi mà còn ngăn ngừa tăng huyết áp, phù nề…

6. Tăng cân hiệu quả: Chứa nhiều tinh bột và dễ dàng chuyển hóa thành glucose, giúp tăng cân. Hơn nữa, bí đỏ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, vitamin K, vitamin C, vitamin E… giúp nâng cao sức khỏe.

7. Giảm cân: Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng bí đỏ lại chứa hàm lượng chất béo và calo thấp. Hơn nữa, bí đỏ còn tạo cảm giác no lâu nên sẽ giúp hạn chế sự thèm ăn.

8. Giúp da đẹp lên từng ngày: Bí đỏ lại chứa vitamin C, giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa da hiệu quả.

Những sai lầm khi sử dụng bí đỏ

1. Ăn bí đỏ đã già và để lâu dễ lên men: Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

2. Ăn bí đỏ khi bị rối loạn tiêu hóa: Một lưu ý nữa cho bạn đó là người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế ăn bí đỏ vì hàm lượng chất xơ trong bí đỏ quá cao, không tốt cho tình trạng bệnh.

3. Bảo quản trong tủ lạnh gây ngả màu mất an toàn: Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.

4. Ăn bí đỏ liên tục sẽ gây vàng bàn tay, bàn chân: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần. Nguyên do là trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu bạn ăn nhiều, chất này không kịp tiêu hóa, sẽ dự trữ ở gan và dưới da. Do đó, sẽ khiến cho chóp mũi lòng bàn tay, bàn chân dễ có màu vàng.

5. Nấu bí đỏ với dầu ăn, Nấu bí đỏ với đường: KHÔNG nấu với dầu ăn vì nếu sử dụng dầu ăn để rán hoặc xào bí đỏ có nghĩa là bạn đang làm giảm những dưỡng chất của chúng. Vì vậy, thay vì rán hoặc xào, bạn nên chế biến theo cách luộc, nướng hoặc hấp. KHÔNG nấu với đường vì bí đỏ được coi là thực phẩm thay thế đường đối với những bệnh nhân tiểu đường. Hãy luôn luôn nhớ, đừng bao giờ cho đường vào các món ăn được chế biến từ bí đỏ.

6. Đối với trẻ em, không nên cho trẻ ăn bí đỏ quá thường xuyên: vì dễ làm dư thừa caroten. Còn với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, các bạn cũng không nên cho trẻ ăn bí đỏ vì có thể làm trẻ bị hóc với hạt bí đỏ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design