Cách làm nước mía cốt dừa nổi tiếng ở Mỹ Tho, cách làm nước mía sầu riêng, cách làm nước mía đậu xanh, cách làm nước mía trân châu là những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất vào những ngày hè nóng bức. Đủ thấy thứ đồ uống này bao niên đi nữa vẫn mãi là giải khát hữu hiệu và khó thay đổi trong sở thích, văn hóa của người Việt.
Theo y học cổ truyền thì nước mía sầu riêng giúp cơ thể thanh nhiệt, tiêu thử, giải độc, mát gan khá phù hợp với những người hay bị nóng gây mụn trứng cá, ung nhọt… Tác dụng của nước mía rất phong phú. Bên cạnh khả năng giải khát, món đồ uống này còn được biết đến là thức uống năng lượng và dinh dưỡng.
Trong 1 ly nước mía chiếm khoảng 13gr chất xơ, tương đương 50% lượng chất xơ cơ thể bạn cần mỗi ngày. Chất xơ tốt cho da và đường ruột, giúp bạn tiêu hóa tốt, ngăn ngừa bệnh táo bón. Ngoài ra, nước mía chứa đặc tính chống viêm, giảm cholesterol xấu, tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể phục hồi sức khỏe sau sốt…
1. Cách làm nước mía cốt dừa nổi tiếng ở Mỹ Tho
Nước mía cốt dừa là một sự kết hợp nhiều bất ngờ của nước mía xay nguyên chất quện với sự ngọt béo, dẻo quánh của cốt dừa. Bạn sẽ cảm nhận được đầy đủ vị ngọt, beo béo, thơm thơm, mát lạnh nơi đầu lưỡi của loại đồ uống này.
Nguyên liệu làm nước mía cốt dừa Mỹ Tho
- 300ml nước mía ép sẵn
- 90ml nước cốt dừa
Nguyên liệu phần topping làm nước mía cốt dừa Mỹ Tho
- 100gram mít
- 100gram dừa bào sợi
- 50gram đậu phộng rang
Nguyên liệu phần thạch rau cầu dừa làm nước mía cốt dừa Mỹ Tho
- 80ml nước cốt dừa
- 300ml nước dừa tươi
- 220ml sữa tươi không đường
- 6gram bột rau câu (có thể chọn 1 trong 2 loại thạch sau: Agra giòn, Jelly dẻo dai)
- 80gram đường trắng
Cách làm nước mía cốt dừa Mỹ Tho - Lớp rau câu dừa tươi
Bước 1: Bắc nồi lên bếp, cho vào 300ml nước dừa tươi, 30g đường và 3g bột rau câu. Đun trên lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan hết.
Bước 2: Khi thấy hỗn hợp vừa sôi tới thì tắt bếp, đổ ra khuôn hình chữ nhật hay hình vuông, để khoảng 15 30 phút cho bề mặt se lại.
Cách làm nước mía cốt dừa Mỹ Tho - Lớp rau câu cốt dừa
Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 220ml sữa tươi không đường, thêm 80ml nước cốt dừa, 50g đường và 3g bột rau câu. Đun trên lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan hết.
Bước 4: Đun đến khi thấy hỗn hợp sôi thì tắt bếp. Sau đó đổ phần nước cốt dừa còn đang nóng lên trên mặt lớp rau câu dừa tươi đã se mặt lại.
Bước 5: Cho hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút để hỗn hợp đông lại thành thạch rau câu.
Cách làm nước mía cốt dừa Mỹ Tho - Hoàn thành
Cắt phần thạch rau câu dừa thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Cho vào mỗi ly 1 lượng nước mía vừa đủ, thêm đá viên rồi cho 30ml nước cốt dừa, thạch rau câu dừa, mít, đậu phộng, dừa bào sợi lên trên mặt rồi dùng ngay thôi.
Tips hay: cho nước mía, cốt dừa vào máy xay thay vì khuấy đều trong ly sẽ giúp nước cốt dừa và nước mía được hòa quyện tốt hơn, giúp bạn cảm nhận trọn vẹn hương vị thức uống.
2. Cách làm nước mía sầu riêng
- 200ml nước mía
- 1 múi sầu riêng, bỏ hột chỉ lấy thịt (chọn sầu riêng hạt lép sẽ cho nhiều thịt, béo và cực thơm)
- Một ít đá bào
- Đá viên
- Topping: rau câu, lạc (đậu phộng) rang muối, mít,…
Bước 1: Cho nước mía + sầu riêng vào máy xay sinh tố, thêm đá bào vào xay mịn hỗn hợp khoảng 20s.
Bước 2: Rót thức uống ra ly, thêm đá viên và các loại topping vào và thưởng thức.
3. Cách làm nước mía đậu xanh
- 100ml nước mía (được ép sẵn)
- 200gr đậu xanh
- Đá viên
Bước 1: Đậu xanh bạn ngâm nước ấm khoảng 2 tiếng cho nở rồi mang đi hấp chín. Bạn có thể thêm một ít lá dứa trong quá trình hấp để đậu xanh thơm hơn.
Bước 2: Cho 50gr đậu xanh, 100ml nước ép mía vào máy xay sinh tố, nhấn nút xay cho đậu xanh mịn và quyện vào nước mía thì tắt máy.
Bước 3: Rót nước mía đậu xanh ra ly, thêm đá viên và thưởng thức ngay.
4. Cách làm nước mía trân châu
Uống nước mía kiểu này cũng vui miệng, ngọt thơm hơn. Nước mía ngọt mát, dừa giòn giòn, trân châu dai dai, tạo cảm giác nhai “sướng miệng”, thú vị chẳng kém những món như hoa quả dầm, sữa chua mít hay các loại chè.
Nguyên liệu làm Nước mía trân châu
- 500g Trân châu đen
- 1 lít Nước mía ép sẵn
- 10ml Nước cốt quất
- 10g Dừa nạo
- 20g Dừa khô
Cách làm Nước mía trân châu
Bước 1: Trân châu đen luộc chín. Vớt trân châu ra ngâm nước lạnh 3 phút, để ráo.
Bước 2: Cho đá bào, trân châu vào cốc, rót nước mía và thêm nước cốt quất, dừa nạo, dừa khô.
Cách bảo quản nước mía giữ màu xanh, không bị đen
- Để nước mía ngon và có thể bảo quản trong suốt ngày dài mà không bị đen, bạn cần lưu ý ở khâu chọn mía. Bạn nên chọn những cây mía tươi, không bị sâu, hư, được sơ chế sạch sẻ trước khi sử dụng.
- Máy ép nước mía phải đảm bảo vệ sinh, ráo nước.
- Nước mía sau khi ép, bạn cho vào một ít nước cốt chanh. Với bí quyết này, nước mía của bạn giữ được màu xanh đẹp mắt và hương vị thơm ngon hơn, không bị đắng và đen.
- Bạn lưu ý nên sử dụng nước mía ngay sau khi ép. Nếu nước mía thừa, bạn cho vào bình thủy tinh, đậy kín nắp, đặt trong ngăn mát tủ lạnh và dùng hết trong ngày nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét