Trà bí đao không chỉ là thức uống giải khát thơm ngon, nó còn có tác dụng làm mát gan, giải độc, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Để làm trà bí đao các bạn nên chọn những quả bí đao già để nước sâm đậm vị và thơm hơn, nếu bí đao còn non vì sẽ làm nước bị chua. Chọn quả thẳng, da thật xanh, nặng tay, quả bí còn lông tơ, được hái vào buổi sáng mới là tốt nhất. Thử bấm nhẹ móng tay, nếu thấy mềm là bí còn non, chú ý cuống bí to là bí non, ít ruột, ít hột già.
>>> Thanh nhiệt giải độc cách làm rau má đậu xanh nước dừa
>>> 2 công thức nấu nước thanh nhiệt giải độc của các bà các mẹ ngày xưa
1. TRÀ BÍ ĐAO ĐƯỜNG NÂU
Nguyên liệu làm trà bí đao đường nâu
- 400gr bí đao
- 1 gói trà nhúng
- 1 lít nước
- Đường nâu
Cách làm trà bí đao đường nâu
Bước 1: Bí đao gọt sạch vỏ, bỏ ruột rồi thái miếng tầm cỡ ngón tay cái.
Bước 2: Cho nước, bí đao vào nồi bật bếp nấu cho sôi sau đó hạ lửa nhỏ và nấu tiếp khoảng 20 phút.
Bước 3: Khi bí đao đã mềm bạn cho đường nâu vào, khuấy đều và đậy nắp vung nấu thêm 20 phút nữa rồi tắt bếp, cho gói trà túi lọc vào ngâm 3-4 phút sau đó vớt túi trà bỏ đi.
Bước 4: Đợi cho trà bí đao nguội bớt, sau đó lọc bỏ bã bí đao lấy nước cốt và rót trà bí đao vào hũ để nguội. Khi thưởng thức bạn chỉ việc cho đá viên vào ly rồi rót trà bí đao vào, có thể thêm 1 chút nước lọc nếu trà ngọt quá, khuấy đều là xong rồi nhé.
2. TRÀ BÍ ĐAO ĐƯỜNG PHÈN LA HÁN
Nguyên liệu nấu trà bí đao đường phèn la hán
- 1.5kg bí đao già (nhiều phấn trắng, vỏ đốm vàng, hạt cứng)
- 20g thục địa (rễ cây địa hoàng đã được chế biến)
- 1 quả la hán
- 4 đoạn mía lau dài 15cm
- 10 cọng lá dứa (lá nếp)
- 4 lít nước lạnh
- 60g đường phèn
Cách nấu trà bí đao đường phèn
Bước 1: Bí đao rửa sạch, cắt khoanh thành các miếng tròn cỡ 1 cm.
Bước 2: Mía lau chẻ từng thanh nhỏ rồi đặt dưới đáy nồi. Cho bí đao, muối, thục địa, la hán quả , cho 2/3 thìa cà phê muối, 3 lít nước vào. Đặt lên bếp nấu ít nhất 2 giờ với lửa vừa.
Bước 3: Rửa sạch lá dứa, vò lá dứa cho ra tinh dầu, khi cho vào nước sâm sẽ thơm hơn. Thắt gút và cho vào nồi (khi bí đao mềm). Nấu khoảng 5 – 10 phút.
Bước 4: Cho đường phèn vào, khuấy đều cho tan rồi tắt bếp, lọc qua rây.
3. TRÀ BÍ ĐAO HẠT CHIA
Nguyên liệu làm trà bí đao hạt chia
- 1 kg bí đao
- 3 gói trà lipton
- 3 lá dứa
- 2 lít nước
- 1/4 muỗng cà phê muối
- 150g đường phèn
- 100g đường nâu
- Hạt chia (hoặc hạt é)
Cách nấu trà bí đao hạt chia
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm trà bí đao
- Bí đao sau khi mua về rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt và cắt thành khoanh nhỏ
- Lá dứa rửa sạch rồi buộc lại
- Hạt chia ngâm trong nước ấm 10 phút cho nở
- Trà lipton đem pha với nước nóng.
Bước 2: Cách nấu trà bí đao
- Cho vào nồi 2 lít nước cùng bí đao, lá dứa rồi đun sôi lên
- Nấu khoảng 30 phút thì cho tiếp đường phèn, đường nâu và 1/4 muỗng cà phê muối cùng trà lipton đã ngâm vào
- Nấu thêm khoảng 15 – 20 phút nữa thì tắt bếp.
Bước 3: Lọc trà bí đao hạt chia
- Đổ nước vào ray để lọc lấy nước, bỏ xác. Phần nước sau khi lọc thì để nguội, đổ vào chai và cho vào tủ lạnh uống dần
- Khi dùng thì rót ra ly, sau đó cho hạt chia vào là có thể dùng được.
4. TRÀ BÍ ĐAO TÁO ĐỎ
Nguyên liệu làm trà bí đao táo đỏ - Phần A:
- 700g mía
- 150g đường phèn (có thể thay thế bằng 150g đường thốt nốt sệt cũng rất ngon màu lại đẹp)
- 5 lít nước
- 50g bí đao khô
- 20g kỷ tử
- 1 quả la hán (không nên cho nhiều nếu không sẽ bị át mùi của bí đao)
- 6 lá dứa
- 18 quả táo đỏ
- 10 bông hoa cúc khô
Nguyên liệu làm trà bí đao táo đỏ - Phần B:
- 1kg bí xanh tươi (chọn quả già nhưng ko già quá, chắc quả, có lớp phấn mỏng bên ngoài)
- 150g đường phèn
Cách nấu trà bí đao táo đỏ kỳ tử
- Với hạt chia: Trước khi dùng các bạn ngâm 1 thìa hạt chia trong cố trà cho nở đều
- Với trân châu: Có thể mua sẵn hoặc tự làm Công thức làm 5 loại trân châu thường dùng với trà sữa
- Với nha đam: Bếp sẽ hướng dẫn các bạn cách sơ chế nha đam tươi hết nhớt, không đắng dưới đây nha:
Đầu tiên, rửa sạch lau khô lá nha đam, dùng dao cắt bỏ phần riềm gai và tạo rãnh để tách lá nha đam.
Kế đến, dùng dao bản to ép chặt ở phần vỏ dưới rồi đẩy nhẹ lên để tách một mặt vỏ của lá nha đam rồi lật ngược lại dùng dao nhỏ cắt lên phần thịt nha đam thành hạt lựu. Tiếp tục dùng dao bản to đẩy nhẹ lên là đã tách hoàn toàn nha đam ra khỏi vỏ mà còn tạo hình hạt lựu cho nha đam luôn rồi đấy.
Cuối cùng, cho 1/2 trái chanh và 1/2 muỗng cà phê muối vào tô nha đam. Sau đó dùng tay trộn đều nhẹ nhàng rồi cho nước vào ngâm khoảng 15 phút xong rồi rửa sạch.
CÔNG DỤNG CỦA BÍ ĐAO
Giảm cân, chống béo phì
Bí đao có công dụng giảm cân chủ yếu là bởi vì bí đao có khả năng làm no bụng mà không chứa năng lượng nhiều. Trong bí đao chứa rất nhiều nước và không chứa chất béo. Hơn nữa, trong bí đao còn chứa hợp chất hóa học hyterin-caperin ngăn không cho đường chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể, nên cơ thể sẽ không bị tích lũy mỡ thừa.
Bí đao chứa nhiều chất xơ dạng sợi, loại chất xơ này rất có lợi cho ruột và đường tiêu hóa. Khả năng sinh nhiệt thấp, hàm lượng chất béo gần như không có và có khả năng làm giảm tích tụ mỡ trong cơ thể nên Bí đao là vị thuốc lý tưởng để chữa bệnh béo phì.
Thanh nhiệt, giải độc
Theo y học cổ truyền, bí đao tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo. Uống trà bí đao thường xuyên giúp làm mát cơ thể cực tốt trong những ngày nắng nóng.
Đẹp da
Cao bí đao từ lâu đã được biết đến là một phương thuốc làm đẹp bí truyền của các mỹ nhân từ xưa. Cao bí đao có nhiều công dụng như giữ ẩm cho da, làm cho da căng mịn, sáng hồng, bớt dầu, bong mụn cám và mụn đầu đen.
Ngoài ra, cao bí đao còn thích hợp với những chị em đang bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì và những người có da mặt bị sần sùi, chân lông to, da mặt xỉn màu.
Những công dụng khác
Bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai…
Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng natri trong bí đao rất thấp nên có tác dụng trị liệu cho những người mắc các chứng bệnh như: Xơ cứng động mạch, tiểu đường, bệnh động mạch vành tim, viêm thận, phù thũng, bệnh cao huyết áp và béo phì.
Bí đao còn có tác dụng giải độc từ các loại cá, tôm, rượu, làm giảm mỡ tích tụ trong cơ thể.
Chúc các bạn thành công!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét