Bánh đúc thì có quá nhiều phiên bản, mỗi vùng miền lại có một cách làm bánh đúc khác nhau, nhưng tựu chung thì đều gây thương nhớ cho người thưởng thức.
Dưới đây Bếp Bánh sẽ chia sẻ cho các bạn 2 công thức làm bánh đúc lạc đơn giản nhưng cực kỳ là ngon và được yêu thích. 2 công thức làm bánh đúc lạc sử dụng vôi và không sử dụng vôi, cách ăn bánh đúc lạc nữa nhé!
1. Công thức làm bánh đúc lạc sử dụng vôi truyền thống
Cách làm bánh đúc truyền thống thường sử dụng nước vôi trong để giúp bánh có độ cứng và giòn ngon. Bánh đúc lạc chấm tương bần là đúng chuẩn kiểu bánh đúc ăn chay thanh nhẹ, thường bán vào những ngày rằm và mùng 1 trên các tuyến phố Hà Nội.
Nguyên liệu làm bánh đúc lạc miền Bắc truyền thống
- 100g lạc
- 50g vôi bột
- 1lít nước lọc
- 500g bột gạo
- 50g bột năng
- 5g muối trắng
- 70ml dầu ăn
Cách làm bánh đúc lạc dùng vôi truyền thống
Bước 1: Lạc ngâm với nước lạnh 3 tiếng cho mềm. Sau đó rửa sạch, cho vào nồi luộc với xíu muối cho chín thật kỹ. Sau đó xả sạch lại với nước rồi để khô.
Bước 2: Lấy 250ml nước hòa tan vôi bột. Đợi vôi lắng xuống gạn lấy phần nước vôi trong.
Bước 3: Cho bột gạo + bột năng + 750ml nước còn lại + phần nước vôi trong đã gạn được + muối trắng + dầu ăn khuấy thật đều.
Bước 4: Bắc nồi bột lên bếp nấu sôi với lửa vừa. Khi sôi thì hạ lửa nhỏ, khuất đều tay và liên tục khoảng 30 phút, bột bắt đầu có độ đặc dần, có màu nâu nhạt thì cho toàn bộ phần lạc đã luộc chín vào, đảo thật đều và khuấy thêm 5 phút nữa.
Bước 5: Tắt bếp và cho phần bột đã chín vào khuôn để nguội là được bánh đúc lạc đặc quánh, mềm ngon. Cắt bánh đúc lạc thành miếng vừa ăn.
2. Cách làm bánh đúc lạc không cần vôi
Nguyên liệu làm bánh đúc lạc ăn chay không cần vôi
- 100gr lạc (đậu phộng)
- 1 thìa cf muối
- 125gr bột gạo lọc
- 125gr bột khoai tây
- 1 lít nước nước
- 1 chút dầu ăn
Cách làm bánh đúc lạc chay không cần nước vôi
Bước 1: Trộn bột làm bánh đúc lạc không cần vôi
- Rây mịn bột vào tô lớn, thêm 500ml nước, dùng phới lồng khuấy đều hỗn hợp bột cho đến khi tan hết.
- Có thể lược qua rây để loại bỏ hoàn toàn phần bột bị vón cục. Ngâm bột trong thời gian 30 phút.
Lưu ý: tỉ lệ bột gạo và bột khoai tây là 1:1, nếu không có bột khoai tây thì sử dụng 100% bột gạo, nhưng nhớ nên ngâm bột cho bột mềm hơn.
Bước 2: Nấu lạc (đậu phộng) làm bánh đúc
- Ngâm lạc 5 tiếng hoặc ngâm qua đêm. Vớt lạc ra, rửa lại bằng nước sạch.
- Cho lạc vào nấu sôi trong thời gian 2 – 5 phút, sau đó trút bỏ phần nước luộc lạc và thêm vào 500ml nước lọc + 1 thìa cafe muối. Nấu tiếp 5 – 10 phút cho đến lạc mềm thì tắt bếp.
- Vớt lạc ra tô, để ráo. Phần nước luộc giữ lại để khuấy bột bánh đúc.
Bước 3: Quấy bột bánh đúc
- Cho từ từ phần nước luộc lạc còn nóng vào phần bột, đồng thời khuấy đều. Không cho hết nước vào một lần vì như vậy bột sẽ bị chín không đều.
- Dùng một nồi to để khuấy bột bánh đúc, bắc nồi lên bếp, đổ toàn bộ phần bột vào nồi và quấy liên tục ở mức lửa trung bình. Khi thấy có hơi nước bốc lên, bột dính đáy nồi thì hạ lửa xuống mức thấp hơn.
- Khuấy liên tục để bột không bị bén nồi, sau 5 – 10 phút, bột sẽ đặc dần, mịn. Lúc này tăng nhiệt lên mức trung bình và quấy liên tục cho bột dẻo quánh, trong hơn và tạo thành khối đặc là được.
- Thêm 1 thìa canh dầu ăn vào bột, tiếp tục quấy cho bột trong hơn, dẻo, đặc và sôi lên thì thêm phần lạc vào trộn đều. Lúc này bột thành khối đặc rất khó trộn, có thể dùng máy đánh trứng để trộn sẽ dễ dàng hơn.
Sau khi bột đã đạt yêu cầu đặc, không chảy thì đổ ngay phần bột bánh đúc lạc còn nóng ra mặt phẳng rộng, có thể là lá chuối hoặc mâm. Dàn mỏng bột có độ dày từ 1 – 1.5cm. Để bột nguội hoàn toàn mới cắt bánh vì khi nóng bột dẻo rất khó cắt.
3. Bánh đúc chấm gì? Cách pha nước chấm ăn bánh đúc lạc
Thắc mắc bánh đúc ăn chay được không? Thì chính là phiên bản bánh đúc lạc chấm tương bần, kiểu bánh đúc miền Bắc đó ạ.
- Cách pha tương bần chấm bánh đúc: Cho 2 thìa cf tương bần + 3 thìa cf nước ấm + 1 thìa cf đường rồi khuấy đều. Sau đó, bạn vắt 1 ít nước cốt chanh là đã có thể dùng chấm bánh đúc được rồi.
Ngoài ra, bánh đúc lạc còn ăn với mắm tôm hoặc chấm mắm tôm cũng vô cùng gây thương nhớ cho những ai đã ăn thử. Bánh đúc ăn với ăn với mắm tôm thì khá phổ biến ở Sài Gòn, nhưng mà bánh đúc mắm tôm thì không phải ăn chay nha.
- Cách pha mắm tôm chấm bánh đúc: Cho 2 thìa cf mắm tôm + 1,5 thìa cf đường + vắt quất + ớt + 1 thìa cf nước ấm rồi khuấy đều là được.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét