Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

Nên uống 5 loại trà táo đỏ bổ dưỡng khi nào

Táo đỏ là loại thuốc bổ khí, tính hòa, vị nhọt giúp ngăn ngừa ho, bổ ngũ tạng, lợi tim phổi, trị các chứng hư, kiểm soát bệnh tiểu đường. Giúp tăng cường thể lực, cải thiện chức năng dạ dày, đường ruột.

nen-uong-5-loai-tra-tao-do-bo-duong-khi-nao-1

Trà táo đỏ kỷ tử nên uống khi nào?

Để tận dụng hết dưỡng chất mà táo đỏ mang lại cho sức khỏe, nên uống trà táo đỏ hằng ngày và uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, vào buổi tối nên sử dụng trà táo tỏ pha ở nước thứ 2 hoặc 3 để trà nhạt đi không gây mất ngủ. Nên uống trà táo đỏ vào các thời điểm:
  • Sau khi ngủ dậy: Các chuyên gia về sức khỏe cho rằng, khi bạn ngủ một giấc sâu cơ thể bị thiếu hụt một lượng nước tương đối lớn. Vì thế, nên uống một tách trà táo đỏ sẽ hỗ trợ bạn lấy lại năng lượng, giải độc cơ thể và tụt huyết áp. Ngoài ra, uống trà hỗ trợ bạn tỉnh táo hơn, tăng hiệu quả tập trung, sẵn sàng cho công việc và học tập.
  • Sau khi ăn dầu mỡ: Khi bạn ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ sẽ dễ gây sốt ruột và khó tiêu. Một tách trà táo đỏ sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, làm cho thức ăn không bị dồn ứ tại bao tử.
  • Sau bữa ăn thông thường: Nếu sau bữa ăn, bạn hay bị chướng bụng, khó tiêu, uống trà táo đỏ sau ăn 20 - 30 phút sẽ có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa.
>>> Trọn bộ công thức nấu trà bí đao thanh nhiệt ngày nóng bức
>>> Cách làm trà hoa hồng mật ong hớp hồn mọi khung hình sống ảo

1. Trà táo đỏ hạt chia

Hạt chia có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể: Photpho, canxi, chất béo, chất đạm, chất xơ, magie, omega3, omega 6, protein, nhiều khoáng chất và vitamin

Nguyên liệu pha trà táo đỏ hạt chia

  • 3-5 quả táo đỏ
  • 1gram hạt chia
  • Đường phèn
  • 650ml nước nóng

Cách pha trà táo đỏ hạt chia

Bước 1: Táo đỏ thái lát mỏng, bỏ hạt, 1 trái thái thành khoảng 3 -4 lát, càng mỏng thì dưỡng chất trong táo đỏ càng tiết ra nhiều.

Bước 2: Cho hạt chia, táo đỏ, đường phèn vào bình, rót nước đun sôi vào bình hãm khoảng 10 phút.

Bước 3: Sau khi táo đã thấu thì có thể sử dụng, dùng trà nóng hoặc trà để nguội cho vào tủ lạnh làm mát rồi thưởng thức, không nên cho đá lạnh vào bình.

2. Trà táo đỏ hoa cúc

Trà táo đỏ hoa cúc có tác dụng giải nhiệt, bổ khí huyết rất tốt cho sức khỏe, nó còn giúp cho đầu óc tỉnh táo, mắt sáng. Đối với những người làm việc văn phòng thường xuyên tiếp xúc với máy tính, mắt thì gặp phải triệu chứng bị khô, thường xuyên sử dụng trà táo đỏ hoa cúc sẽ có tác dụng rất tốt, xua tan triệu chứng khô mắt.

nen-uong-5-loai-tra-tao-do-bo-duong-khi-nao-2

Nguyên liệu pha trà táo đỏ hoa cúc

  • 3 - 5 quả táo đỏ
  • 10gram hoa cúc khô
  • 2 muống cafe đường phèn (dành cho người ưa ngọt). Đối với người thích thưởng thức vị ngọt thanh thì không cần bổ sung thêm đường
  • 650ml nước lọc

Cách pha trà táo đỏ hoa cúc

Bước 1: Táo đỏ thái lát mỏng, bỏ hạt, 1 trái thái thành khoảng 3 -4 lát, càng mỏng thì dưỡng chất trong táo đỏ càng tiết ra nhiều.

Bước 2: Ngâm hoa cúc với nước lạnh cho hoa nở, rửa sạch lại với nước cho hết bụi bẩn, cát đọng trên cánh và nhụy hoa, sau đó để ráo nước.

Bước 3: Cho hoa cúc, táo đỏ, đường phèn vào bình, rót nước đun sôi vào bình hãm khoảng 10 phút.

Bước 4: Sau khi táo đã thấu thì có thể sử dụng, dùng trà nóng hoặc trà để nguội cho vào tủ lạnh làm mát rồi thưởng thức, không nên cho đá lạnh vào bình.

3. Trà táo đỏ kỉ tử hạt chia

Kỷ tử có vị ngọt dịu có tác dụng bồi bổ tinh khí, hồ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp làm tăng thị lực cảu mắt và chứng tê mỏi chân tay ở người già, trị chứng táo bón, chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa.

nen-uong-5-loai-tra-tao-do-bo-duong-khi-nao-3

Nguyên liệu pha trà táo đỏ kì tử hạt chia

  • 3-5 quả táo đỏ
  • 3-4 trái kỷ tử
  • 1gram hạt chia
  • 650ml nước nóng

Cách pha trà táo đỏ kì tử hạt chia

Bước 1: Táo đỏ thái lát mỏng, bỏ hạt, 1 trái thái thành khoảng 3 -4 lát, càng mỏng thì dưỡng chất trong táo đỏ càng tiết ra nhiều.

Bước 2: Cho kỷ tử, hạt chia, táo đỏ, rót nước đun sôi vào bình hãm khoảng 10 phút.

Bước 3: Sau khi táo đã thấu thì có thể sử dụng, dùng trà nóng hoặc trà để nguội cho vào tủ lạnh làm mát rồi thưởng thức, không nên cho đá lạnh vào bình.

4. Trà gừng táo đỏ

Trà gừng táo đỏ là sự kết hợp giữa táo đỏ và gừng - một gia vị cũng là một vị thuốc. Trà gừng táo đỏ giúp dưỡng huyết, an thần bồi bổ, làm ấm cơ thể một cách tự nhiên và hiệu quả. Thưởng thức loại trà này phù hợp nhất với mùa đông.

Nguyên liệu pha trà gừng táo đỏ

  • 3-5 trái táo đỏ
  • 3 lát gừng
  • 650ml nước nóng
  • Đường phèn (tùy ý)

Cách pha trà gừng táo đỏ

Bước 1: Táo đỏ thái lát mỏng, bỏ hạt, 1 trái thái thành khoảng 3 -4 lát, càng mỏng thì dưỡng chất trong táo đỏ càng tiết ra nhiều.

Bước 2: Cho táo đỏ rót nước đun sôi cho thêm lát gừng vào bình hãm khoảng 10 phút.

5. Trà táo đỏ đậu biếc

Trong trà táo đỏ đậu biếc có chứa anthocyanin, một chất làm tăng lưu thông máu, gây co bóp tử cung. Do vậy, trà táo đỏ đậu biếc không phải loại trà phù hợp dành cho phụ nữ mang thai.

nen-uong-5-loai-tra-tao-do-bo-duong-khi-nao-4

Nguyên liệu pha trà táo đỏ đậu biếc

  • 7 – 8 bông đậu biếc khô
  • 4 – 5 quả táo đỏ khô
  • 5ml mật ong

Cách pha trà táo đỏ đậu biếc

Bước 1: Rửa sạch táo đỏ, chần sơ táo đỏ qua nước ấm.

Bước 2: Cho táo đỏ vào nước sôi và hãm trong 15 phút. Bạn chỉ nên dùng lượng nước vừa đủ ngập hết táo. Đối với bông đậu biếc khô, bạn hãy dùng 100 – 150ml nước nóng khoảng 75 độ C, đến khi hoa ra màu thì lọc bã hoa để lấy nước.

Bước 3: Cho mật ong theo khẩu vị vào nước trà hoa đậu biếc. Sau đó, cho nước hãm táo đỏ và táo đỏ vào. Khuấy đều và thưởng thức.

Có thể thưởng thức trà táo đỏ đậu biếc nóng hoặc lạnh tùy theo sở thích. Khi uống lạnh, bạn nên đợi trà nguội khoảng 15 phút rồi mới cho thêm đá. Làm như vậy sẽ giữ được trọn vẹn hương vị của trà.

Chúc các bạn thành công!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design