Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

Thơm phức cách làm bánh mì sừng trâu

Cách làm bánh mì sừng trâu Crescent roll rất phù hợp để các mẹ làm nhanh cho bé ăn sáng, vừa có hình thù hấp dẫn lại thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng.

thom-phuc-cach-lam-banh-mi-sung-trau

Nguyên liệu làm bánh mì sừng trâu

  • 350g bột bánh mì
  • 100g kem tươi
  • 100g sữa tươi
  • 40g bơ nhạt
  • 50g đường
  • 15g sữa bột (nếu không có, có thể thay thế bằng bột mì nhé)
  • 1,5 trứng gà 
  • 1/2 quả trứng gà để phết mặt bánh
  • 5g men khô
  • 5g muối

Cách làm bánh mì sừng trâu

Bước 1: Cho bột, sữa bột, men, đường vào tô trộn đều. Cho từ từ sữa tươi và kem tươi vào, dùng muỗng gỗ quậy cho bột hòa quyện. Thêm muối và 1 quả rưỡi trứng gà vào rồi nhồi bột cho đến khi bột tạo thành một khối.

Bước 2: Thêm bơ vào và tiếp tục nhồi cho đến khi bột thành một khối mịn. Dùng màng bọc thực phẩm hay khăn ẩm đậy lại và cho vào ủ ở nơi kín gió khoảng 1-2 tiếng tùy thời tiết cho đến khi bột nở gấp đôi.

Bước 3: Bột sau khi đã ủ đủ, lấy bột ra, đè cho ẹp hết các bọt khí. Chia bột làm 2 phần bằng nhau, đậy khăn lại. Để bột nghỉ khoảng 10 phút.

Bước 4: Lấy viên bột ra, cán thành hình chữ nhật, rồi dùng dao cắt thành những miếng tam giác cân. Độ lớn nhỏ tùy vào sở thích của bạn.

Bước 5: Dùng dao cắt một đường nhỏ ngay dưới đáy của tam giác.

Bước 6: Cuộn từ từ phần bột lại tính từ đáy cuộn lên. Cho bánh vào khay nướng đã lót giấy nến. Làm cho đến hết bột. Lặp lại thao tác với viên bột còn lại.

Bước 7: Dùng khăn ẩm đậy bột lại, ủ lần hai thêm 30-45 phút. Dùng cọ phết lên bề mặt bánh lớp trứng gà để bánh được có được màu vàng đẹp. Cho vào lò nướng đã được làm nóng trước 10 phút. Nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong vòng 15 20 phút cho đến khi bánh chín.

Bước 8: Bánh chín, lấy ra để lên rack chờ nguội, phết lên bề mặt lớp bơ để tạo độ bóng và thơm của bánh. Chờ bánh nguội  có thể cho vào hộp có nắp đậy kín. Bánh để vài ngày vẫn mềm và thơm mùi bơ.

Chúc các bạn thành công!

Crescent roll - Bánh sừng trâu phô mai thịt nguội

Cách làm bánh sừng trâu hay còn gọi là bánh cua, bánh mì cua, bánh mì bơ mềm. Là các tên gọi khác của Crescent roll, có hình dạng đặc trưng và kết hợp được với các loại nhân mặn ngọt rất đa dạng.

crescent-roll-banh-sung-trau-pho-mai-thit-nguoi

Nguyên liệu làm bánh sừng trâu phô mai thịt nguội

  • 500gr bột mì số 11
  • 50gr bơ lạt
  • 1 muỗng cà phê men nở (men vàng)
  • 200gr phô mai mozzarella
  • 2 miếng phô mai cheddar
  • 100gr thịt nguội
  • 285ml (hoặc 300ml) sữa tươi không đường 
  • 1 quả trứng gà 
  • 1 ít mè trắng
  • 30gr đường
  • 1 muỗng cà phê muối

Cách làm bánh sừng trâu phô mai thịt nguội

Bước 1: Bắc nồi lên bếp, cho vào 270ml sữa tươi không đường, 50gr bơ rồi khuấy đều trên lửa vừa đến khi bơ tan, hỗn hợp ấm nóng thì tắt bếp.

Bước 2: Cách trộn bột làm bánh mì sừng trâu

- Cho vào tô 500gr bột mì, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê men nở, 30gr đường rồi trộn đều.

- Tiếp theo, cho vào thêm hỗn hợp bơ sữa vừa nấu và trộn đều cho bột kết dính.

Bước 3: Nhồi và ủ bột làm bánh mì sừng trâu

- Dùng máy nhồi ở tốc độ chậm từ 5 - 7 phút cho bột mịn. Kế đến, cho bột ra bàn nhồi sơ lại bằng tay trong 2 phút.

- Kế tiếp, đậy kín tô bột bằng màng bọc thực phẩm rồi ủ ở nhiệt độ thường trong 1 tiếng đến khi nở gấp đôi.

Bước 4: Cách tạo hình bánh mì sừng trâu

- Sau khi ủ bột xong, bạn nhào sơ khối bột lại để ép hết khí ra ngoài.

- Sau đó, bạn cán mỏng khối bột rồi dùng dao cắt thành nhiều miếng tam giác đều nhau. Tiếp theo, cho lên từng phần bánh 1 ít thịt nguội, phô mai mozzarella, phô mai cheddar.

- Kế tiếp, cuộn tròn bánh sao cho bao bọc hết phần nhân, dùng tay bóp kín 2 đầu của bánh lại cho kín lại là hoàn tất.

- Cuối cùng, bọc kín bánh bằng màng bọc thực phẩm rồi ủ lần 2 thêm 45 phút nữa.

Bước 5: Cách nướng bánh mì sừng trâu

- Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 225 độ C trong 15 phút để lò ổn định nhiệt.

- Khuấy tan 1 quả trứng gà với khoảng 15ml sữa tươi, sau đó phết hỗn hợp này lên trên mặt bánh, rắc thêm 1 ít mè trắng.

- Cho bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 225 độ C trong 10 phút đến khi bánh chuyển màu vàng nâu là chín.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2021

Trà long nhãn công thức pha chế cực dễ

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, trà long nhãn nhục có tác dụng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại cảm lạnh và cúm. Làm trà long nhãn uống cũng có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, giảm mệt mỏi, khiến người dùng có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

tra-long-nhan-cong-thuc-pha-che-cuc-de

Nguyên liệu pha trà long nhãn tươi

  • 500gr nhãn tươi
  • 2 gói trà túi lọc (trà đen hoặc trà lài)
  • 2 trái quýt
  • 150gr đường cát
  • 2 muỗng canh đường phèn
  • 1/4 muỗng cà phê muối
  • 700ml nước
  • Đá viên

Cách pha trà long nhãn tươi

Bước 1: Nhãn bóc vỏ, dùng dao tỉa nhỏ bỏ phần hạt đi. Rửa sạch bằng nước ấm. Ướp thịt nhãn với 150gr đường cát trắng trong khoảng 20 phút.

Bước 2: Đun sôi 500ml nước, cho 2 muỗng canh đường phèn và 1/4 muỗng cà phê muối vào khuấy tan thì cho nhãn đã ướp vào. Nấu tới khi thịt nhãn đổi màu đục và nổi lên mặt nước, nước đường hơi sánh lại thì tắt bếp.

Bước 3:

- Ngâm 2 gói trà túi lọc với 200ml nước nóng, đợi 5 phút cho trà ngấm rồi vớt bỏ túi trà.

- Quýt bóc vỏ, tách thành từng múi, bỏ xơ.

Bước 4: Cho vào bình lắc 100ml nước trà, 20ml nước đường nhãn và đá viên. Đậy nắp, lắc đều bằng lực cổ tay đến khi bình lạnh.

Đổ thức uống ra ly cao, cho thêm 4 – 5 trái nhãn và 1 múi quýt lên trên, trang trí theo ý thích. Chúc các bạn thành công!

Nên uống 5 loại trà táo đỏ bổ dưỡng khi nào

Táo đỏ là loại thuốc bổ khí, tính hòa, vị nhọt giúp ngăn ngừa ho, bổ ngũ tạng, lợi tim phổi, trị các chứng hư, kiểm soát bệnh tiểu đường. Giúp tăng cường thể lực, cải thiện chức năng dạ dày, đường ruột.

nen-uong-5-loai-tra-tao-do-bo-duong-khi-nao-1

Trà táo đỏ kỷ tử nên uống khi nào?

Để tận dụng hết dưỡng chất mà táo đỏ mang lại cho sức khỏe, nên uống trà táo đỏ hằng ngày và uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, vào buổi tối nên sử dụng trà táo tỏ pha ở nước thứ 2 hoặc 3 để trà nhạt đi không gây mất ngủ. Nên uống trà táo đỏ vào các thời điểm:
  • Sau khi ngủ dậy: Các chuyên gia về sức khỏe cho rằng, khi bạn ngủ một giấc sâu cơ thể bị thiếu hụt một lượng nước tương đối lớn. Vì thế, nên uống một tách trà táo đỏ sẽ hỗ trợ bạn lấy lại năng lượng, giải độc cơ thể và tụt huyết áp. Ngoài ra, uống trà hỗ trợ bạn tỉnh táo hơn, tăng hiệu quả tập trung, sẵn sàng cho công việc và học tập.
  • Sau khi ăn dầu mỡ: Khi bạn ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ sẽ dễ gây sốt ruột và khó tiêu. Một tách trà táo đỏ sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, làm cho thức ăn không bị dồn ứ tại bao tử.
  • Sau bữa ăn thông thường: Nếu sau bữa ăn, bạn hay bị chướng bụng, khó tiêu, uống trà táo đỏ sau ăn 20 - 30 phút sẽ có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa.
>>> Trọn bộ công thức nấu trà bí đao thanh nhiệt ngày nóng bức
>>> Cách làm trà hoa hồng mật ong hớp hồn mọi khung hình sống ảo

1. Trà táo đỏ hạt chia

Hạt chia có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể: Photpho, canxi, chất béo, chất đạm, chất xơ, magie, omega3, omega 6, protein, nhiều khoáng chất và vitamin

Nguyên liệu pha trà táo đỏ hạt chia

  • 3-5 quả táo đỏ
  • 1gram hạt chia
  • Đường phèn
  • 650ml nước nóng

Cách pha trà táo đỏ hạt chia

Bước 1: Táo đỏ thái lát mỏng, bỏ hạt, 1 trái thái thành khoảng 3 -4 lát, càng mỏng thì dưỡng chất trong táo đỏ càng tiết ra nhiều.

Bước 2: Cho hạt chia, táo đỏ, đường phèn vào bình, rót nước đun sôi vào bình hãm khoảng 10 phút.

Bước 3: Sau khi táo đã thấu thì có thể sử dụng, dùng trà nóng hoặc trà để nguội cho vào tủ lạnh làm mát rồi thưởng thức, không nên cho đá lạnh vào bình.

2. Trà táo đỏ hoa cúc

Trà táo đỏ hoa cúc có tác dụng giải nhiệt, bổ khí huyết rất tốt cho sức khỏe, nó còn giúp cho đầu óc tỉnh táo, mắt sáng. Đối với những người làm việc văn phòng thường xuyên tiếp xúc với máy tính, mắt thì gặp phải triệu chứng bị khô, thường xuyên sử dụng trà táo đỏ hoa cúc sẽ có tác dụng rất tốt, xua tan triệu chứng khô mắt.

nen-uong-5-loai-tra-tao-do-bo-duong-khi-nao-2

Nguyên liệu pha trà táo đỏ hoa cúc

  • 3 - 5 quả táo đỏ
  • 10gram hoa cúc khô
  • 2 muống cafe đường phèn (dành cho người ưa ngọt). Đối với người thích thưởng thức vị ngọt thanh thì không cần bổ sung thêm đường
  • 650ml nước lọc

Cách pha trà táo đỏ hoa cúc

Bước 1: Táo đỏ thái lát mỏng, bỏ hạt, 1 trái thái thành khoảng 3 -4 lát, càng mỏng thì dưỡng chất trong táo đỏ càng tiết ra nhiều.

Bước 2: Ngâm hoa cúc với nước lạnh cho hoa nở, rửa sạch lại với nước cho hết bụi bẩn, cát đọng trên cánh và nhụy hoa, sau đó để ráo nước.

Bước 3: Cho hoa cúc, táo đỏ, đường phèn vào bình, rót nước đun sôi vào bình hãm khoảng 10 phút.

Bước 4: Sau khi táo đã thấu thì có thể sử dụng, dùng trà nóng hoặc trà để nguội cho vào tủ lạnh làm mát rồi thưởng thức, không nên cho đá lạnh vào bình.

3. Trà táo đỏ kỉ tử hạt chia

Kỷ tử có vị ngọt dịu có tác dụng bồi bổ tinh khí, hồ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp làm tăng thị lực cảu mắt và chứng tê mỏi chân tay ở người già, trị chứng táo bón, chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa.

nen-uong-5-loai-tra-tao-do-bo-duong-khi-nao-3

Nguyên liệu pha trà táo đỏ kì tử hạt chia

  • 3-5 quả táo đỏ
  • 3-4 trái kỷ tử
  • 1gram hạt chia
  • 650ml nước nóng

Cách pha trà táo đỏ kì tử hạt chia

Bước 1: Táo đỏ thái lát mỏng, bỏ hạt, 1 trái thái thành khoảng 3 -4 lát, càng mỏng thì dưỡng chất trong táo đỏ càng tiết ra nhiều.

Bước 2: Cho kỷ tử, hạt chia, táo đỏ, rót nước đun sôi vào bình hãm khoảng 10 phút.

Bước 3: Sau khi táo đã thấu thì có thể sử dụng, dùng trà nóng hoặc trà để nguội cho vào tủ lạnh làm mát rồi thưởng thức, không nên cho đá lạnh vào bình.

4. Trà gừng táo đỏ

Trà gừng táo đỏ là sự kết hợp giữa táo đỏ và gừng - một gia vị cũng là một vị thuốc. Trà gừng táo đỏ giúp dưỡng huyết, an thần bồi bổ, làm ấm cơ thể một cách tự nhiên và hiệu quả. Thưởng thức loại trà này phù hợp nhất với mùa đông.

Nguyên liệu pha trà gừng táo đỏ

  • 3-5 trái táo đỏ
  • 3 lát gừng
  • 650ml nước nóng
  • Đường phèn (tùy ý)

Cách pha trà gừng táo đỏ

Bước 1: Táo đỏ thái lát mỏng, bỏ hạt, 1 trái thái thành khoảng 3 -4 lát, càng mỏng thì dưỡng chất trong táo đỏ càng tiết ra nhiều.

Bước 2: Cho táo đỏ rót nước đun sôi cho thêm lát gừng vào bình hãm khoảng 10 phút.

5. Trà táo đỏ đậu biếc

Trong trà táo đỏ đậu biếc có chứa anthocyanin, một chất làm tăng lưu thông máu, gây co bóp tử cung. Do vậy, trà táo đỏ đậu biếc không phải loại trà phù hợp dành cho phụ nữ mang thai.

nen-uong-5-loai-tra-tao-do-bo-duong-khi-nao-4

Nguyên liệu pha trà táo đỏ đậu biếc

  • 7 – 8 bông đậu biếc khô
  • 4 – 5 quả táo đỏ khô
  • 5ml mật ong

Cách pha trà táo đỏ đậu biếc

Bước 1: Rửa sạch táo đỏ, chần sơ táo đỏ qua nước ấm.

Bước 2: Cho táo đỏ vào nước sôi và hãm trong 15 phút. Bạn chỉ nên dùng lượng nước vừa đủ ngập hết táo. Đối với bông đậu biếc khô, bạn hãy dùng 100 – 150ml nước nóng khoảng 75 độ C, đến khi hoa ra màu thì lọc bã hoa để lấy nước.

Bước 3: Cho mật ong theo khẩu vị vào nước trà hoa đậu biếc. Sau đó, cho nước hãm táo đỏ và táo đỏ vào. Khuấy đều và thưởng thức.

Có thể thưởng thức trà táo đỏ đậu biếc nóng hoặc lạnh tùy theo sở thích. Khi uống lạnh, bạn nên đợi trà nguội khoảng 15 phút rồi mới cho thêm đá. Làm như vậy sẽ giữ được trọn vẹn hương vị của trà.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

Cách làm chè Thái - Chè củ năng kiểu Thái

Củ năng hay còn gọi là củ mã thầy là món ăn được nhiều người yêu thích vị ngọt lành, thanh mát đặc trưng. Củ năng còn được biết đến như một loại thuốc quý trong Đông Y với nhiều công dụng như: giải độc, trợ giúp tiêu hóa và giảm huyết áp hiệu quả,…

Cách làm chè Thái - Chè củ năng kiểu Thái

Nguyên liệu làm chè củ năng kiểu Thái

  • 200gr củ năng tươi
  • 1 trái dừa
  • 50gr xoài
  • 150gr mít
  • 100gr bột năng
  • 60ml nước cốt dừa

Cách làm chè củ năng kiểu Thái

Bước 1: Củ năng gọt vỏ, cắt hạt lựu. Cơm mít xé sợi. Xoài thái lát. Bổ dừa lấy cơm, cắt sợi cơm dừa.

Bước 2: Rửa củ năng đã cắt với nước lạnh. Cho phần củ năng này vào lăn với bột năng, tạo thành lớp áo mỏng. Vẩy hoặc xịt một chút nước, trộn đều và thêm một chút bột khô nữa cho bột bám vào củ năng nhiều hơn. Cho chỗ hạt củ năng ra rổ hoặc rây thưa, rây cho bột thừa rơi hết.

Bước 3: Đun một nồi nước sôi, thả chỗ hạt củ năng vừa rây vào khoảng hơn một phút hoặc cho đến khi hạt nổi hết lên thì ngay lập tức vớt ra và thả vào tô nước lạnh để hạt không bị nát.

Bước 4: Đun nóng 100 ml với 60g đường, cơm dừa, chút xíu muối tới khi sôi thì tắt bếp.

Bước 5: Múc phần nước vừa nấu ra ly, cho nước cốt dừa, mít, dâu tây vào dùng kèm. Để nguội và thêm đá, thả hạt củ năng vào. Vậy là bạn có ngay một bát chè củ năng thơm mát.

Chúc các bạn thành công!

Tan chảy ngọt ngào cách làm bánh sừng bò nhân sôcôla

Cách làm bánh sừng bò ngàn lớp croissant đúng kiểu phải thật xốp, giòn và có thể xé ra từng lớp mỏng nhỏ. Bên trong ruột không được đặc, ngược lại phải khá ruỗng thoáng. Kết hợp cùng phần nhân chocolate ngọt ngào bên trong sẽ ngon hơn bao giờ hết.

cach-lam-banh-sung-bo-nhan-socola 

Nguyên liệu làm bánh sừng bò nhân chocolate

  • 130g bột mì đa dụng
  • 8 thìa súp bơ mặn để lạnh
  • ⅛ thìa café muối
  • 60ml nước lạnh
  • 90g socola chip
  • 1 quả trứng lớn

Cách làm bánh sừng bò nhân chocolate

Bước 1: Cho bột, muối vào tô hoặc máy trộn. Cắt bơ thành từng khối vuông nhỏ rồi cho vào bột. Nhấn nút xay hoặc sử dụng dụng cụ trộn đến khi thấy bơ được cắt nhỏ cỡ hạt đậu.

Bước 2: Thêm nước vừa đủ (khoảng 60ml) vào hỗn hợp bơ bột để hình thành một khối bột đồng nhất.

Bước 3: Rắc bột khô lên một mặt phẳng, cán và tạo thành hình chữ nhật.Tiếp tục cán bột đến khi gấp đôi kích cỡ ban đầu, gấp bột làm ba.

Bước 4: Xoay bột lại rồi cán. Lặp lại việc xoay bột, cán 5-6 lần để tạo các lớp cho bột. Luôn rắc thêm bột khô lên mặt phẳng để tránh bột bị dính.

Bước 5: Trong lần gấp cuối cùng, bọc bột trong màng bọc thực phẩm rồi để vào tủ lạnh ít nhất 1 tiếng, có thể để đến 1 ngày.

Bước 6: Lấy bột ra khỏi tủ lạnh, cán thành hình chữ nhật 40x15cm. Cắt bột thành 3 hình chữ nhật đều nhau, tiếp tục cắt chéo hình chữ nhật để tạo 2 hình tam giác.

Bước 7: Ở đáy mỗi phần bột hình tam giác, đặt chocolate chip vào. Sau đó, cuốn bột từ phần đáy tam giác lên đỉnh. Nhẹ nhàng uốn cuộn bột cong xuống.

Bước 8: Đặt bánh lên khay có lót giấy nướng. Phết lên bánh hỗn hợp 1 trứng đánh tan với 1 thìa súp nước.

Bước 9: Nướng bánh nhiệt 200, thời gian 20-22 phút hoặc đến khi thấy bánh chín vàng đậm, nở lên nhẹ. Dùng nóng.

Chúc các bạn thành công!

CÁCH LÀM CREAM CHEESE BROWNIE BẰNG NỒI CHIÊN KHÔNG DẦU

Vị chua dịu, ngậy béo của creamcheese và vị đắng nhẹ của chocolate trong món bánh Brownie này chắc chắn sẽ làm kiềm được cái tính nết đỏng đảnh của thời tiết đận này các bác ạ :v. Không cần phải có lò nướng, triển luôn bằng nồi chiên không dầu cho nóng thôi nè.

cach-lam-cream-cheese-brownie-bang-noi-chien

Nguyên liệu làm Creamcheese Brownie bằng nồi chiên không dầu

Phần Creamcheese

  • 220g phô mai creamcheese (để mềm ở nhiệt độ phòng)
  • 1 quả trứng gà
  • 30g đường

Phần Brownie

  • 120g bơ nhạt
  • 100g chocolate đen
  • 80g đường
  • 2 quả trứng gà
  • 60g bột mì
  • 1 nhúm nhỏ muối

Cách làm Creamcheese Brownie bằng nồi chiên không dầu

Bước 1: Làm nóng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 160 độ C.

Bước 2: Chuẩn bị phần Creamcheese

- Dùng nĩa đánh tan phô mai creamcheese.

- Đập trứng vào, thêm đường và trộn đều.

Bước 3: Trộn bột làm Brownie

- Chocolate băm nhỏ, đun cách thủy hoặc quay chảy bằng lò vi sóng.

- Cho từng quả trứng vào chocolate. Dùng phới trộn đều.

- Rây bột vào hỗn hợp. Thêm đường. Trộn đều cho đến khi hỗn hợp hòa quyện, chocolate mịn bóng.

Bước 4: Trang trí bánh Brownie

- Lót giấy nến vào khuôn đế liền

- Đổ hỗn hợp chocolate vào khuôn. Giữ lại khoảng 1 thìa bột để vẽ vân trang trí.

- Đổ tiếp hỗn hợp creamcheese lên phía trên. Vẩy socola hoặc dùng tăm để tạo thành những hoa văn tự nhiên trên mặt bánh.

Bước 5: Nướng bánh

- Cho khuôn bánh vào nồi chiên nướng thời gian 30 phút.

- Bánh chín là khi mặt bánh se lại, nhưng phía trong vẫn còn rung rinh. Không nên nướng bánh quá khô. Bánh Brownie ngon hơn khi nướng "non" và phần chocolate vẫn còn hơi chảy chảy.

Chúc các bạn thành công!

Làm bánh Keto Bánh bông lan hạnh nhân ăn kiêng

Công thức làm bánh bông lan hạnh nhân ăn kiêng bằng lò nướng và nồi chiên không dầu luôn nha, cứ thế mà triển thôi ạ!!!

lam-banh-keto-banh-bong-lan-hanh-nhan


Chế độ ăn Keto (Ketogenic) là chế độ ăn ít carbohydrate (carb) và nhiều chất béo tốt. Thực đơn Keto giúp cơ thể đốt cháy năng lượng nhiều hơn mà không cần phải kiêng khem nghiêm ngặt. Theo nguyên tắc của chế độ Keto, các bạn cần chú ý xây dựng thực đơn lành mạnh cho mình bằng những loại thực phẩm sau:
  • Các loại cá như: Cá hồi, cá ngừ, cá thu… Đây đều là những loại cá giàu chất béo, cực kỳ tốt cho chế độ ăn keto.
  • Thịt: Nên lựa chọn các loại thịt như thịt gà, thịt bò, thịt xông khói, xúc xích…
  • Các loại rau chứa hàm lượng carbohydrate thấp như: Cà chua, rau xanh, ớt chuông, hành tây, quả bơ…
  • Nên sử dụng các loại phô mai chưa qua chế biến như: Phô mai cheddar, phô mai cream, phô mai mozzarella…
  • Các loại hạt như: Óc chó, hạt chia, hạnh nhân, hạt bí, hạt lanh…
  • Các loại dầu chứa chất béo trong tự nhiên như: Dầu oliu nguyên chất, dầu bơ, dầu dừa…

Nguyên liệu làm bánh bông lan hạnh nhân keto ăn kiêng

  • 150gr bột hạnh nhân
  • 4 quả trứng
  • 2 vỏ quả chanh
  • Đường ăn kiêng
  • 10gr hạnh nhân cắt lát

Cách làm bánh bông lan hạnh nhân keto ăn kiêng 

Bước 1: Tách riêng lòng đỏ - lòng trắng của 4 quả trứng. Bào mịn phần vỏ của 2 quả chanh. Nếu được, chị em hãy dùng vỏ chanh vàng thay vỏ chanh xanh nha. Vì vỏ chanh vàng vừa thơm, vừa không có mùi hăng như vỏ chanh xanh.

Bước 2: Cho 4 lòng đỏ trứng vào trong bát, thêm 5 thìa cà phê đường ăn kiêng. Dùng máy đánh trứng đánh liên tục trong khoảng 3 phút để 2 nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Tiếp đến, thêm bột hạnh nhân vào bát lòng đỏ trứng vừa đánh cùng phần vỏ chanh đã bào, dùng thìa khuấy đều các nguyên liệu.

Bước 3: Dùng máy đánh trứng hoặc phới lồng đánh bông 4 lòng trắng trứng cho tới khi lòng trắng trứng bông lên, nghiêng bát mà không bị rớt ra là được.

Bước 4: Cho lòng trắng trứng vừa đánh vào bát bột cốt bánh đã làm ở bước 2. Trộn nhẹ nhàng và đều tay cho các nguyên liệu quện vào nhau. Khi trộn lòng trắng trứng đã đánh bông với bột cốt bánh, chị em lưu ý nên trộn theo đường tròn cố định, không khuấy ngược để tránh làm bọt khí bị bỡ, khiến bánh sẽ không được xốp sau khi nướng.

Bước 5: Nướng bánh

- Quét 1 lớp dầu ăn mỏng hoặc lót 1 tờ giấy nến vào trước khi đổ cốt bánh vào khuôn nhé! Dàn đều bột bánh trong khuôn và rắc hạt hạnh nhân cắt lát lên.

- Làm nóng lò nướng/nồi chiên không dầu ở mức nhiệt 200 độ C trong 5 phút. 

- Nướng bánh ở mức nhiệt 180 độ C trong khoảng 30-40 phút. Để kiểm tra bánh đã chín hay chưa, có thể xiên 1 que tăm vào bánh, nếu khi rút ra tăm không còn dính bột nghĩa là bánh đã chín.

Chúc các bạn thành công!

2 công thức làm bánh Papparoti - Mexican coffee buns

Papparoti có nhiều tên gọi khác như Mexican coffee buns, Mexican buns (bánh bao kiểu Mexico), rotiboy hay coffe buns. Món bánh này trở nên phổ biến ở Malaysia và du nhập vào Việt Nam từ những năm 2010.

CÔNG THỨC 1: CÁCH LÀM BÁNH PAPPAROTI

Phần bánh mì

  • 1 lòng đỏ trứng gà (hoặc 1/2 quả trứng gà đánh tan)
  • 200g bột mì làm bánh mì (bột mì số 13)
  • 115g sữa tươi không đường
  • 45g đường trắng
  • 25g bơ lạt (để mềm ở nhiệt độ phòng)
  • 3g men instant
  • 3g muối

Phần topping cà phê

  • 1 lòng đỏ trứng gà (hoặc 1/2 quả trứng gà đánh tan)
  • 40g bột mì đa dụng (bột mì số 11)
  • 30g bơ lạt (để mềm ở nhiệt độ phòng)
  • 30g đường trắng
  • 10g cà phê đen (hoặc 3g cà phê hòa tan + 7g nước ấm)
  • 5g bột cacao (tùy chọn)

Phần nhân bánh

  • 150g phô mai mascarpone
  • 50g chocolata trắng
2-cong-thuc-lam-banh-papparoti-mexican-1

Cách làm bánh Papparoti

Bước 1: Trộn hỗn hợp gồm 115g sữa tươi không đường, 45g đường trắng, 1 lòng đỏ trứng gà và 3g men khô instant. Thêm 200g bột mì số 11 đã rây và 3g muối vào tô hỗn hợp sữa, dùng phới trộn lên cho bột khô thấm hết chất lỏng.

Bước 2: Cho thêm 25g bơ lạt (để mềm ở nhiệt độ phòng) vào bột, tiếp tục dùng phới trộn lên cho bơ thấm hết vào bột và bột không còn rời rạc. Dùng tay gom lại thành một khối tròn, cho bột vào tô, đậy khăn hoặc màng bọc thực phẩm rồi ủ lần một đến khi bột nở to gấp đôi (thời gian ủ từ 45 đến 60 phút). Sau khi ủ, dùng tay ấn xẹp hết khí trong bột.

Bước 3: Chia bột thành 6 phần bằng nhau, vê bột thành 6 miếng tròn. Bọc kín bột bằng màng bọc thực phẩm hoặc khăn, ủ bột lần 2 cho đến khi bột nở gấp đôi (khoảng 45 đến 60 phút).

Bước 4: Trong lúc ủ bột, bạn chuẩn bị phần topping cà phê cho bánh. Đầu tiên, bạn tán mịn 30g bơ lạt (để mềm ở nhiệt độ phòng) và 30g đường trắng. Sau đó thêm một lòng đỏ trứng và 10g cà phê đen, khuấy hỗn hợp lên cho đều.

Bước 5: Tiếp theo, rây 40g bột mì đa dụng và 2g bột cacao (tùy chọn), trộn đều lên thành hỗn hợp bột mịn dẻo. Cho bột vào túi bắt kem. Bóp topping cà phê lên bề mặt bột bánh đã ủ theo vòng xoắn ốc, phủ khoảng hơn 1/2 đến 2/3 mặt bánh.

Bước 6: Đem khay bánh đi nướng ở 170 độ C trong lò đã làm nóng sẵn. Thời gian nướng khoảng 15-17 phút. Sau khi nướng, xếp bánh lên khay cho nguội bớt.

 Bước 7: Đun chảy 50g chocolate trắng, sau đó trộn chocolate với 150g phô mai mascarpone và khuấy đều. Cho nhân vào túi bắt kem, bóp nhân vào trong bánh và hoàn thành món ăn vặt hấp dẫn.

CÔNG THỨC 2: PAPPROTI MEXICO - MEXICAN COFFEE BUNS

Nguyên liệu làm phần bánh mì:

  • 110ml sữa tươi không đường
  • 25g đường
  • 4g men nở
  • 1/2 quả trứng gà
  • 200g bột mì
  • 30g bơ chảy
  • 6 viên bơ

Nguyên liệu làm lớp kem phủ:

  • 3g cà phê hòa tan
  • 5ml nước nóng
  • 1/2 trứng gà
  • 35g đường
  • 40g bột mì đa dụng
  • 40g bơ chảy

2-cong-thuc-lam-banh-papparoti-mexican-2

Cách làm bánh Papproti Mexico

Bước 1: Đổ đường, men nở vào ly sữa và khuấy đều. Cho bột mì ra tô, thêm hỗn hợp sữa, 1/2 trứng gà đã khuấy tan và trộn đều. Nhồi bột trong 10 phút đến khi mịn. Tiếp tục thêm bơ chảy vào và nhồi thêm 10 phút.

Bước 2: Vo tròn bột thành một khối và ủ ở nhiệt độ phòng trong 1 tiếng. Sau khi bột đã nở gấp đôi, chia bột thành 6 phần bằng nhau và tiếp tục vo tròn, để nghỉ trong 10 phút.

Bước 3: Dùng tay ấn nhẹ lên viên bột để bọt khí vỡ ra. Đặt 1 viên bơ vào giữa và vo tròn. Sau đó tiếp tục ủ bánh 30 phút để nở gấp đôi.

Bước 4: Chuẩn bị lớp kem phủ phía trên. Pha cà phê hòa tan, thêm đường, 1/2 trứng gà vào và khuấy đều. Rây bột vào hỗn hợp trứng cà phê và khuấy đều tay đến khi không còn thấy bột trắng. Tiếp tục cho bơ vào, trộn đều đến khi hỗn hợp mịn như kem.

Bước 5: Sau khi bánh đã nở gấp đôi, tiến hành phun kem lên bề mặt theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài.

Bước 6: Làm nóng lò nướng trước 10 phút, sau đó cho bánh vào cài đặt nhiệt độ 180 độ C trong 18 phút.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

Sữa mè đen 8 công thức làm cực kỳ ngon bổ

Cách làm sữa mè đen rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều vitamin nhóm B, E, D, vi khoáng như sắt, kẽm, magie… cùng lượng canxi vượt trội. Trong khi đó mè đen chứa rất ít calories, lipid và glucid.

Các mẹ có thể áp dụng 8 công thức làm sữa hạt sữa mè đen dưới đây để làm đồ uống bổ dưỡng cho cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi, đều cực kỳ ngon bổ đó nha!

sua-me-den-8-cong-thuc-lam-cuc-ky-ngon-bo

1. Sữa mè đen nguyên chất

Nguyên liệu làm sữa mè đen nguyên chất

  • 100gr mè đen
  • 500ml sữa tươi không đường
  • 150ml sữa đặc
  • Dụng cụ: Ly, muỗng, chảo, máy xay sinh tố…

Cách làm sữa mè đen nguyên chất

Bước 1: Bắc chảo lên bếp, cho mè vào và rang chín ở mức lửa vừa và đảo đều liên tục khoảng 5 phút thì tắt bếp

Bước 2: Chờ mè đen nguội rồi xay nhuyễn với 500ml nước bằng máy xay sinh tố, dùng rây hoặc túi vải lọc lấy nước. Bạn cho nước vừa lọc vào nồi, thêm 500ml sữa tươi và 150ml sữa đặc rồi bắc lên bếp đun sôi. Khuấy đều đến khi hỗn hợp sữa sôi lăn tăn thì tắt bếp

Có thể thưởng thức sữa nóng hoặc ấm và có thể nêm độ ngọt của sữa cho hợp khẩu vị. Nếu muốn uống lạnh có thể thêm đá hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh

2. Sữa mè đen yến mạch

Nguyên liệu làm sữa mè đen yến mạch

  • 90gr mè đen
  • 30gr yến mạch cán dẹt
  • 3 quả chà là (tùy chọn)
  • 1000ml nước sôi để nguội
  • Túi vải hoặc ray lọc sữa

Cách làm sữa mè đen yến mạch

Bước 1: Ngâm hạt và yến mạch: Ngâm mè đen trong nước khoảng 8 tiếng. Yến mạch bạn ngâm trong nước sôi trong vòng 30 phút trước khi nấu sữa.

Bước 2: Rang mè đen: Sau khi ngâm hạt, vớt mè đen ra. Mè đen đang còn ướt thì bạn để lên chảo và rang luôn nhé! Rang tới khi mè thơm và búng “lách tách” trên chảo là ok nha.

Bước 3: Xay sữa: Rang mè xong, bạn cho yến mạch, mè đen, chà là bỏ hạt bên trong và nước vào máy xay sinh tố có công suất lớn để xay mịn sữa. Bạn nên chia đôi hỗn hơn ra làm 2 phần để sữa được xay dễ dàng hơn. Mỗi lần xay nên cho máy nghỉ 1 lúc giúp bảo vệ máy xay sinh tố của mình các bạn nhé!

Bước 4: Lọc sữa: Bước tiếp theo chính là lọc sữa đã xay. Bạn đổ sữa ra ray lọc hoặc túi vải lọc sữa (sử dụng túi vải sẽ lọc sữa mịn hơn ray lọc).

Bước 5: Nấu sữa và thưởng thức: Cuối cùng, bạn đổ hỗn hợp sữa đã lọc ở trên vào nồi và để lên bếp nấu ở nhiệt độ lửa thấp. Đợi đến khi sữa vừa sôi thì tắt bếp là được nhé!

3. Sữa mè đen mix hạt sen và hạt điều

Nguyên liệu làm sữa mè đen mix hạt sen và hạt điều

  • 70gr mè đen
  • 35gr hạt sen
  • 35gr hạt điều tươi, thô (Có thể sử dụng hạt điều pasteurized  tiệt trùng)
  • 1000ml nước
  • 4 quả chà là (tùy chọn)
  • Ray lọc sữa

Cách làm sữa mè đen mix hạt sen và hạt điều

Bước 1: Ngâm hạt: Ngâm mè đen trong thời gian 8 tiếng. Hạt sen tươi thì bạn không cần ngâm. Chỉ rửa sạch và luộc sơ để vớt bọt ra. Nếu hạt sen khô, bạn cần ngâm hạt sen ít nhất trong 2 tiếng nhé! Hạt điều ngâm 2-2.5 tiếng.

Bước 2: Rang mè đen: Sau khi ngâm mè đen xong, còn ướt thì bạn cứ cho mè lên chảo và rang đều tay. Rang đến khi mè thơm và nhảy “lách tách” là được nha.

Bước 3: Xay sữa: Chia hỗn hợp đã chuẩn bị ở trên thành 2 phần, cho vào máy xay sinh tố cho công suất lớn để xay mịn sữa. Bạn cần xay khoảng 1-2 lần, mỗi lần cho máy nghỉ 1 chút để đảm bảo an toàn cho máy xay sinh tố của mình nhé!

Bước 4: Lọc sữa: Sau khi xay sữa xong, bạn đổ hỗn hợp trên qua ray lọc sữa để lọc bã sữa ra.

Bước 5: Nấu sữa: Cho hỗn hợp đã lọc ở trên vào chiếc nồi, đặt lên bếp và nấu với nhiệt độ lửa thấp. Đến khi sữa bắt đầu sôi thì tắt bếp là xong cả nhà nhé!

4. Sữa mè đen đậu nành

Nguyên liệu làm sữa mè đen đậu nành

  • 200gr mè đen
  • 200gr đậu nành
  • 120gr đường
  • Dụng cụ: Ly, máy xanh sinh tố, bếp…

Cách làm sữa mè đen đậu nành

Bước 1: Ngâm đậu nành qua đêm, thời gian ngâm khoảng từ 6-8 tiếng. Sau đó đãi vỏ để lấy lại hạt đậu nành sạch. Để ra rổ cho ráo nước

Bước 2: Mè đen cho lên chảo đảo chín, rang khoảng 5 phút tắt bếp, để nguội.

Bước 3: Cho hỗn hợp đậu nành và mè đen vào máy xay sinh tố, chọn chế độ xay mịn, sau khi xay xong thì đổ ra nồi bắc lên bếp đun. Vừa đun vừa khuấy để tránh tình trạng bị khê sữa. Sữa chín thì đổ đường vào khuấy đều và tắt bếp.

5. Sữa mè đen gạo lứt giảm cân

Nguyên liệu làm sữa mè đen gạo lứt giảm cân

  • 1kg gạo lứt
  • 500gr mè đen

Cách làm sữa mè đen gạo lứt giảm cân

Bước 1: Lần lượt rang chín gạo lứt và mè đen (mỗi loại rang tầm 7p là chín)

Bước 2: Cho gạo và mè vào cối xay khô cho nhuyễn. Cho phần bột này vào hũ dùng dần.

Khi muốn dùng. Bạn cho bột ra cốc, thêm sữa đặc rồi pha uống nóng là được.

6. Sữa mè đen óc chó

Nguyên liệu làm sữa mè đen óc chó

  • 50gr mè đen
  • 50gr hạt óc chó
  • 1 lít nước lọc

Cách làm sữa mè đen óc chó

Bước 1: Đãi hạt, rửa sạch hạt, ngâm hạt trong nước sạch và vài hạt muối. Hạt óc chó ngâm trong 4h, mè đen ngâm từ 8-12h.

Bước 2: Xay mè đen + óc chó với 1 lít nước đến khi thật nhuyễn mịn.

Bước 3: Rây hỗn hợp bỏ bã rồi đem đun trên lửa nhỏ, lưu ý hãy liên tục khuấy đều sữa. Khi sữa sôi giảm nhỏ lửa, để sữa sôi liu riu tầm 30-45′ thì tắt bếp.

7. Sữa mè đen kỷ tử bổ máu

Nguyên liệu làm sữa mè đen kỷ tử bổ máu

  • 100gr mè đen
  • 50gr kỷ tử
  • Đường

Cách làm sữa mè đen kỷ tử bổ máu

Bước 1: Mè rang chín. Ngâm mè đã rang trong nước lạnh 4h. Kỷ tử rửa sạch, ngâm cho nở.

Bước 2: Sau đó vớt ra cho cả mè và kỷ tử vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn với 700ml nước.

Bước 3: Mang hỗn hợp lọc bã lấy nước rồi đem đi đun sôi.

8. Sữa đậu phộng mè đen

Nguyên liệu làm sữa đậu phộng mè đen

  • Mè đen
  • Đậu phộng

Cách làm sữa đậu phộng mè đen

Bước 1: Mè đen rang chín.

Bước 2: Đậu phộng ngâm nước khoảng 4-6 tiếng rồi bốc vỏ hoặc rang chín đậu phộng rồi xát vỏ. Tuy nhiên nên rang chín thì hạt đậu phộng sẽ thơm và khi nấu sữa sẽ dậy mùi hơn.

Bước 3: Cho hỗn hợp vào máy xay chọn chế độ xay mịn. Sau khi có hỗn hợp lọc qua rây hoặc túi lọc khoảng 2 lần cho mịn.

Bước 4: Đổ vào nồi đun, vừa đun vừa khuấy, gần xong thì đường vào khuấy nhẹ tay cho tan rồi tắt bếp. Vậy là bạn sẽ có ly sữa mè đen ngon tuyệt rồi đó.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2021

Cách làm sủi dìn Hải Phòng - TOP món ăn phải thử

Công thức làm sủi dìn Hải Phòng này được khoảng 25 viên to, các bạn chia bột và chia nhân theo số lượng cho đủ số người ăn nha. Nếu chia nhiều người ăn hơn thì nặn viên nhỏ hơn chút là được nha ạ!

cach-lam-sui-din-hai-phong-top-mon-an-phai-thu

Nguyên liệu làm sủi dìn Hải Phòng

  • 400g bột nếp
  • Đường (đen, trắng hay thốt nốt đều được)
  • 200-300g lạc
  • 100g vừng đen
  • 300-400g dừa sợi
  • 1 củ gừng to

Cách làm sủi dìn Hải Phòng

Bước 1: Hòa bột làm sủi dìn

- Hòa bột nếp với nước ấm, nhào đều rồi để bột nghỉ tầm 30 phút. Lưu ý không để bột nhão quá khó nặn, nếu trót đổ nhiều nước thì có thể để giấy ăn ở trên bột để thấm bớt nước,

- Bột nghỉ đủ thời gian đem chia bột thành các phần bằng nhau từ 25-30 phần nhé.

Bước 2: Làm nhân sủi dìn

- Rang lạc chín xong đem giã dối,

- Vừng đen cũng rang qua cho thơm,

- Bắc chảo lên bếp, cho đường và một chút nước vào, rồi cho lần lượt dừa sợi, lạc, vừng vào đảo đều.

Bước 3: Nặn bánh

- Nhân hơi nguội thì nặn thành từng viên tròn bằng nhau,

- Dàn mỏng phần vỏ bánh rồi cho nhân vào giữa, nặn bánh cho kín phần nhân.

Bước 4: Nấu nước đường

- Thả đường vào nồi nước sôi cùng gừng đập dập. Lượng đường tùy thuộc khẩu vị của mỗi gia đình,

- Xong nước thì thả viên vào luộc, bao giờ viên nổi lên là chín ạ.

Khi dùng múc ra mỗi bát 5 viên, thêm nước đường và rắc lạc rang, dựa nạo lên trên. Chúc các bạn thành công.

Cách làm chè sắn nóng chuẩn vị Bắc

Cách làm chè sắn nóng chuẩn vị Bắc mềm dẻo, dai dai, dư vị cuối lại là vị bùi béo và thơm nồng nàn mùi cốt dừa. Là món ăn chơi không thể thiếu mỗi độ đông về.

cach-lam-che-san-nong-chuan-vi-bac

Nguyên liệu làm chè sắn

  • 3 củ sắn tươi
  • 1 nhánh gừng nhỏ
  • 300gr đường
  • 1-2 thìa bột sắn dây (nếu không có bột sắn dây có thể dùng bột năng)
  • Nước cốt dừa (nếu muốn chè thơm và có vị béo hơn)
  • Dừa thái sợi, lạc rang

Cách làm chè sắn

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Sắn đem gọt vỏ sạch, rửa với nước thường rồi cho vào âu ngâm với nước muối khoảng 5-7 tiếng (có thể ngâm qua đêm từ tối hơm trước đến sáng hôm sau nấu là tốt nhất hoặc ngâm từ trưa đến tối nấu).

- Sau khi ngâm xong đem rửa lại lần nữa rồi cho vào nồi, đổ lấp xấp nước luộc đến khi sắn chín.

- Khi sắn đã chín thì tắt bếp để nguội rồi cắt miếng vừa ăn hoặc thái quân chì nhỏ cũng được. Sắn nếu thái nhỏ trước thì luộc sẽ nhanh chín hơn nhưng độ ngọt của sắn sẽ mất đi, vì vậy nên luộc chín rồi mới thái nhỏ để chè sắn nóng có vị đậm đà hơn nhé.

Bước 2: Nấu nước đường chè sắn gừng

- Chuẩn bị một nồi 1 - 1,5 lít nước nước, cho vào 300gr đường.

- Gừng rửa sạch cạo lớp vỏ ngoài rồi thái sợi nhỏ thả cùng vào nồi nước đường trên, khuấy đều đến khi đường tan và nước sôi là được.

Bước 3: Đến khi nước sôi thì cho sắn đã cắt vào cùng, nấu lừa nhỏ để đường và gừng quyện vào sắn. Lúc này bạn nên nêm nếm một lần nữa cho vừa miệng.

Bước 4: Hòa bột sắn dây cùng một lượng nước vùa đủ cho tan ra rồi đổ từ từ vào nồi chè sắn, vừa đổ vừa khuấy đều đến khi thấy sánh lại là được.

Bước 5: Múc chè sắn ra bát, rắc lạc rang và dừa nạo lên trên thưởng thức nóng, các bạn có thể cho thêm nước cốt dừa.

Chúc các bạn thành công!

Làm bánh trôi tàu ấm nóng ngày đầu đông

Hà Nội vào đông năm giãn cách, đi tìm mãi không thấy bóng dáng hàng bánh trôi tàu... Thèm dư vị ngọt ngào ấm nóng của bát bánh trôi tàu, thèm cảm giác xuýt xoa giữ tay vào bát nên hì hục tự làm bánh trôi tàu.

lam-banh-troi-tau-am-nong-ngay-dau-dong

NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH TRÔI TÀU

Bột bánh

  • 300gr bột nếp
  • 100gr khoai lang/khoai tây
  • 150-250ml nước ấm

Nhân đậu xanh

  • 100gr đỗ xanh cà vỏ
  • 30gr đường
  • 1/4 thìa cà phê muối

Nhân vừng đen

  • 100gr vừng (mè) đen
  • 30gr lạc (đậu phộng)
  • 20gr dừa sợi
  • 50gr đường
  • 80ml nước

Nước đường

  • 1,5 lít nước
  • 300gr đường phên
  • 1 củ gừng nhỏ
  • 3 thìa canh bột sắn dây/bột năng (không bắt buộc)
  • 1/4 thìa cà phê muối

CÁCH LÀM BÁNH TRÔI TÀU HÀ NỘI

Bước 1: Nhào bột bánh

- Khoai rửa sạch, gọt vỏ, luộc/hấp chín. Tán nhuyễn khoai, lược qua rây cho mịn rồi bóp đều bột với khoai.

- Chế nước vào nhồi từ từ cho tới khi bột dẻo mịn, không dính tay là đạt. Bọc kín khối bột, để nghỉ 30-60phút.

Bước 2: Làm nhân đậu xanh

- Đậu xanh vo sạch, ngâm nước lạnh 6-12 tiếng.

- Nấu chín đậu xanh. Trộn đều đậu xanh với đường và muối. Viên đậu thành viên tròn.

Bước 3: Làm nhân vừng đen

- Vừng đen rang thơm, xay nhuyễn. Lạc rang chín, xát vỏ, xay nát.

- Trộn vừng, lạc, dừa và đường với nước, xào trên chảo tới khi nhân kết dính lại. Nặn nhân vừng thành viên tròn.

Bước 4: Nặn bánh và luộc bánh

- Ngắt một viên bột, ép dẹp. Đặt viên nhân vào chính giữa, gói kín lại.

- Đun một nồi nước. Khi nước sôi, thả bánh vào luộc. Bánh nổi lên, vớt thả ngay vào thau nước lạnh.

Bước 5: Nấu nước đường

- Gừng rửa sạch, giã dập. Đường phên thái mỏng.

- Đun sôi 1,5 lít nước, nêm ¼ thìa cà phê muối, thả gừng vào đun và nấu tan đường. Khi đường tan, vớt bánh trôi cho vào nước đường đun nhỏ lửa khoảng 3-5 phút.

- Hòa bột sắn dây với 3 thìa canh nước, xuống bột từ từ tới khi nước đường sánh như ý.

Bánh trôi tàu ăn nóng. Một bát gồm một viên nhân đậu xanh, một viên nhân vừng đen, chan nước đường, trên rắc dừa nạo và lạc rang giã dập. Chúc các bạn thành công!

PHA CHẾ ESPRESSO MATCHA LATTE

Công thức pha chế latte này sẽ gồm cả espresso và matcha, cho món đồ uống Espresso Matcha Latte 3 tầng đẹp mắt.

pha-che-espresso-matcha-latte

Nguyên liệu pha chế Espresso Matcha Latte

  • 5gr bột matcha
  • 40ml nước nóng
  • 20ml sữa đặc
  • 5ml syrup trà xanh
  • 70ml sữa tươi
  • 10ml nước đường
  • 40ml café espresso

Cách pha Espresso Matcha Latte

Bước 1: Cho vào ly 5gr bột matcha, 40ml nước nóng rồi dùng muỗng khuấy cho bột tan. Tiếp theo, thêm vào 20ml sữa đặc, 5ml syrup trà xanh, khuấy cho nguyên liệu quyện đều là hoàn thành. Lưu ý, sử dụng nước nóng để hòa tan được bột matcha nhé.

Bước 2: Shake sữa tươi tạo bọt như sau cho vào shaker 70ml sữa tươi, 10ml nước đường rồi đậy nắp và lắc đều cho đường tan. Đặc biệt, thao tác này còn có tác dụng giúp sữa tươi tạo bọt mịn để pha chế thức uống đẹp mắt. Thêm nước đường vào sữa nhằm mục đích giúp sữa tươi phân tầng, hạn chế bị tan vào các nguyên liệu khác.

Bước 3: Cho 8 – 10gr bột café vào tay pha, lắp vào máy pha café rồi chiết xuất khoảng 40ml nước cốt. Espresso chiết xuất bằng máy sẽ có hương thơm nồng, màu nâu đẹp mắt.

Bước 4: Rót hỗn hợp bột matcha vào ly. Kế đó, thêm đá viên vào đầy ½ ly, sữa tươi vừa lắc đều vào. Cuối cùng nhẹ nhàng rót café espresso lên trên là hoàn thành thức uống.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021

2 công thức làm bánh mì hoa cúc trà xanh

Về bánh mì hoa cúc Bếp Bánh đã có Công thức làm bánh mì hoa cúc chuẩn Pháp và cách làm bánh mì hoa cúc bằng nồi chiên không dầu cực kỳ là chi tiết rồi. Dưới đây sẽ tặng thêm cho các baker 2 công thức làm bánh mì hoa cúc vị trà xanh, với màu xanh mát mắt và thành phần tốt cho sức khỏe nhé ạ!!!

2-cong-thuc-lam-banh-mi-hoa-cuc-tra-xanh-1

Công thức làm bánh mì hoa cúc trà xanh 1

Nguyên liệu làm bánh mì hoa cúc trà xanh

  • 250gr bột bánh mì (bread flour)
  • 10gr bột trà xanh
  • 50gr đường (caster sugar)
  • 5gr muối
  • 7gr men instant
  • 3 trứng hoặc 2 trứng + 50gr full cream milk
  • 125gr bơ nhạt (bơ động vật không muối) – để lạnh
  • 1 quả trứng đánh tan để quét mặt bánh

Cách làm bánh mì hoa cúc trà xanh

Bước 1: Trộn bột làm bánh mì hoa cúc trà xanh
- Trộn bột khô và men đều với nhau, tránh để muối tiếp xúc với men.
- Lần lượt cho trứng trứng, sữa vào trộn đều tới khi mọi thứ hoà quyện vào nhau nhưng không nhão.
- Để bột nghỉ 10-15’ ở nhiệt độ phòng.
Bước 2: Nhồi bột làm bánh mì hoa cúc trà xanh
- Bột nghỉ đủ thời gian thì cho bơ lạnh cắt nhỏ vào từ từ nhồi bột tới khi kéo màng.
- Bọc tô lại để ở nhiệt độ phòng trong 30’.
Bước 3: Ủ bột làm bánh mì hoa cúc trà xanh
- Ủ bột lần 1: Sau đó ủ qua đêm hoặc nếu không có thời gian thì ủ cỡ 5-6 tiếng trong ngăn mát. Rồi mang khối bột ra chia đều rồi tạo hình theo mong muốn.
- Ủ bột lần 2: Ủ bánh trong lò hoặc nhiệt độ phòng đến khi nở gấp đôi (poke test)
Bước 4: 
- Làm nóng lò 180-190 độ C trước 15’.
- Đánh tan 1 lòng đỏ trứng quyết mặt bánh.
- Nướng được 15’ thì lấy giấy bạc che lại rồi hạ 10 độ xuống rồi nướng tiếp 20-25’ đến khi bánh vàng đúng màu ưng ý.
- Bánh ra khỏi lò mình dỡ khỏi khuôn hong nguội ngay.

2-cong-thuc-lam-banh-mi-hoa-cuc-tra-xanh-2

Công thức làm bánh mì hoa cúc trà xanh 2

Nguyên liệu làm bánh mì hoa cúc vị trà xanh chuẩn chỉnh

  • 300g bột mì protein 13%
  • 120g bơ lạt
  • 80- 90g sữa tươi không đường
  • 90g trứng gà
  • 8-10g bột trà xanh
  • 70g đường
  • 4g men ngọt (instant dry yeast)
  • 3g muối
  • Hai khuôn chữ nhật (19x7x5cm)

Cách làm bánh mì hoa cúc vị trà xanh chuẩn chỉnh

Bước 1: Cân đong nguyên liệu: bơ cắt nhỏ, sữa, trứng, và để tất cả vào tủ lạnh.
Bước 2: Rây bột vào âu, thêm đường, men ngọt và muối (muối không để gần men), bột trà xanh và trộn đều.
Bước 3: Cho thêm trứng, nhồi đều, kế tiếp cho sữa vào từ từ, nhồi đều.
Bước 4: Cho bơ vào nhồi tiếp cho đến khi bột mịn, dẻo, kéo được màng.
Bước 5: Chia bột làm hai phần bằng nhau, gói kín, cho vào ngăn đá tủ lạnh 8-24 tiếng.
Bước 6: Lấy bột ra khỏi ngăn đá tủ lạnh và tạo hình.
Bước 7: Đậy khăn ướt giữ ẩm cho bột, ủ cho đến khi bột nở 70%  (mặt bột cách mặt khuôn 2cm) thì làm nóng lò 230 độ C trong 20'. Thời gian ủ bột khoảng từ 3 – 5 tiếng tùy nhiệt độ phòng. Khi bột nở 80% cho bánh vào lò.
Bước 8: 10' đầu nướng bánh với nhiệt độ 210 – 220 độ C, bánh vàng mặt lấy giấy nhôm che mặt bánh. Sau 10' giảm nhiệt độ bớt 30 độ C nướng thêm 20 phút nữa. Bánh chín lấy khỏi lò.

Chúc các bạn thành công!

Cách làm Chí mà phù chè vừng đen của người Hoa

Cách làm chè vừng mè đen đậu phộng theo công thức của người Hoa luôn sử dụng đường phèn thay cho đường cát, sẽ cho món chè ngọt thanh hơn.

Thêm một bí quyết để có món chè vừng chè mè đen ngon là bạn nên dùng đường phèn thay đường cát sẽ khiến món chè thanh ngọt hơn, rửa đậu phộng trước khi rang sẽ khiến đậu phộng giòn hơn. Và luôn nhớ khi làm chè mè đen Chí mà phù là phải khuấy đều tay để chè sánh mịn, không bị vón cục nha.

cach-lam-chi-ma-phu-che-vung-den

Nguyên liệu chè vừng đen đậu phộng Chí mà phù của người Hoa

  • 200g vừng đen
  • 200g đậu phộng
  • 200g đường phèn
  • 50g bột năng
  • Một ít lá dứa
  • 200g dừa nạo

Cách nấu chè vừng đen đậu phộng Chí mà phù của người Hoa

Bước 1: Vừng đen khi mau về, cho vào nước vo sạch, loại bỏ tạp chất, rồi cho vừng ra rổ để ráo nước. Tiếp theo, cho chảo lên bếp, đun nóng rồi cho vừng đen vào rang đến khi vừng dậy mùi thì cho vừng ra đĩa để thật nguội. Sau đó, cho vừng vào xay nhuyễn. Lưu ý, nếu vừng chưa nguội mà đem xay sẽ khiến cho món chè vừng đen không được ngon.

Bước 2: Đậu phộng rửa sạch rồi cho vào chảo rang cùng ít muối đến khi vàng giòn. Sau đó tách vỏ đậu phộng rồi để nguội. Tiếp theo, xay đậu phộng thật mịn rồi cho ra chén riêng.

Bước 3: Cho 2 chén nước ấm vào dừa nạo rồi nhào và vắt lấy nước cốt. Rồi cho phần nước cốt này vào nồi đun sôi, để nguội. Tiếp theo, cho tiếp 5 chén nước ấm vào dừa nạo để vắt lấy nước cốt dão để nấu chè.

Bước 4: Cho nước cốt dão, vừng xay, đậu phộng xay cùng đường phèn cùng lá dứa rửa sạch vào nồi và nấu sôi. Khuấy đều tay để các nguyên liệu hòa tan vào nhau. Tiếp tục, hòa bột năng với nước, rồi từ từ cho bột năng vào nồi chè, khuấy đều tay để tạo độ sánh cho chè rồi tắt bếp.

Cho chè ra chén rồi rưới nước cốt dừa lên trên hoặc cũng có thể giữ lại ít dừa nạo và đậu phộng hạt để rắc lên trên mặt chè là quá ngon để thưởng thức rồi đó! Chúc các bạn thành công!

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021

Mịn màng cách làm bánh chiffon xoài

Cách làm bánh chiffon xoài - mango chiffon này cho bé ăn cũng rất là ok nha, bánh ẩm và mềm mịn vô cùng.

min-mang-cach-lam-banh-chiffon-xoai

>>> Mát lành bánh chiffon chanh việt quất tráng miệng

Nguyên liệu làm bánh chiffon xoài - mango chiffon

  • 470gr bột cake
  • 450gr đường cát
  • 1 thìa cf bột nở
  • 7 trứng
  • Dầu thực vật
  • Xoài xay nhuyễn (ít nhiều tùy thích)

Cách làm bánh chiffon xoài - mango chiffon

Bước 1: Tách lòng đỏ và lòng trắng trứng cho vào 2 bát riêng biệt, sau đó dùng máy trộn để đánh đều phần lòng trắng trứng. Đánh cho đến khi lòng trắng trứng bông lên như kem thì cho đường tinh luyện vào rồi tiếp tục đánh đến khi hỗn hợp hòa quyện vào nhau. Đánh cho tới khi hỗn hợp đặc sệt và trở nên mềm mượt như kem là được.

Bước 2: Trộn đều hỗn hợp bột làm bánh cùng lòng đỏ trứng và xoài đã xay nhuyễn.

Bước 3: Đánh đều hỗn hợp lòng đỏ trứng khoảng 2- 3 phút thì cho 1/2 hỗn hợp lòng trắng trứng đã đánh bông ở trên vào cùng hỗn hợp này, dùng phới đánh đều đến khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.

Bước 4: Cho phần lòng trắng trứng đã đánh bông còn lại vào chung với hỗn hợp ở bước 3 rồi trộn thật đều các nguyên liệu một lần nữa.

Bước 5: Tráng một lớp dầu thực vật vào khuôn bánh chiffon sau đó cho hỗn hợp bột xoài đã trộn đều vào khuôn, đem nướng bánh ở nhiệt độ 180 độ C trong khoảng 40-45 phút đến khi mặt bánh chín có màu vàng nâu là đạt yêu cầu.Chờ bánh nguội bới lấy bánh ra khỏi khuôn.

Chúc các bạn thành công!

Công thức làm chiffon cam tươi cho 2 bánh 16cm

Thật sự thì đây là công thức làm bánh chiffon mà sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền và ở đâu cũng bán luôn, nên nếu bạn nào mới học làm bánh hay mới thử cách làm bánh chiffon thì thử ngay chiffon cam tươi này nha.

cong-thuc-lam-chiffon-cam-tuoi-cho-2-banh-16cm

>>> Mát lành bánh chiffon chanh việt quất tráng miệng

Nguyên liệu làm chiffon cam tươi - Orange chiffon

  • 5 lòng đỏ
  • 50gr dầu ăn
  • 75gr nước cam ép
  • 10gr vỏ cam vàng bào nhuyễn
  • 5gr chiết xuất vani
  • 75gr bột mì số 11
  • 25gr bột bắp
  • 5 lòng trắng
  • 120gr đường cát
  • Một miếng chanh nhỏ
  • 1gr muối

Cách làm chiffon cam tươi - Orange chiffon

Bước 1: Trộn bột làm bánh chiffon cam 
– Cho lần lượt lòng đỏ, dầu ăn, nước cam, vỏ cam và vani vào một âu lớn khuấy đều.
– Rây mịn bột mì và bột bắp rồi cho vào hỗn hợp lòng đỏ trên, khuấy đều hỗn hợp đến khi bột tan hoàn toàn, không còn tí lợn cợn nào, nhấc phới lồng lên thấy hỗn hợp chảy xuống thành dòng không ngắt quãng là đạt.

Bước 2: Đánh bông lòng trắng làm bánh chiffon cam 
– Đánh lòng trắng với một ít muối ở tốc độ thấp nhất đến khi xuất hiện nhiều bọt khí lớn, sau đó vắt nước chanh vào tiếp tục đánh ở tốc độ thấp đến khi lòng trắng bông mịn thì cho từng chút đường vào (chia khoảng 4 lần nhé), việc cho từng chút đường như vậy giúp đường tan đều và lòng trắng bông tốt hơn. Đến khi cho hết đường thì tăng tốc độ trung bình và đánh đến khi trứng bông dẻo, tạo chóp nhọn hơi ngoặt xuống, có thể xắt thành miếng là đạt.
– Chia lòng trắng đã đánh bông thành 3 phần, múc 1/3 vào hỗn hợp ở Bước 1, khuấy nhẹ bằng phới lồng để hỗn hợp loãng hơn giúp việc fold lòng trắng sau đó dễ dàng hơn. Tiếp tục cho tiếp 1/3 lòng trắng đánh bông vào trộn nhẹ nhàng theo phương pháp fold. Sau khi hỗn hợp hòa quyện rồi thì tiếp tục cho 1/3 lòng trắng đánh bông còn lại vào fold tiếp đến khi hỗn hợp đều hoàn toàn nhé.

Bước 3: Đổ bột vào khuôn
– Nhẹ nhàng đổ bột bánh ở Bước 2 vào từng khuôn, dùng đầu đũa dàn đều hỗn hợp xung quanh khuôn, thao tác thật nhẹ nhàng để không làm vỡ nhiều bọt khí vì bọt khí là thành phần giúp bánh nở. Sau đó cầm khuôn lên tầm 5cm rồi thả rơi nhẹ để làm vỡ bọt khí to giúp bánh thành phẩm mịn đều.

Bước 4: Nướng bánh chiffon cam 
– Nướng bánh nhiệt 160 thời gian 60 phút. Đối với rãnh nướng bánh, các bạn chọn rãnh nào mà khoảng cách từ đáy khuôn tới thanh nhiệt dưới phải bằng với khoảng cách từ miệng khuôn tới thanh nhiệt trên là đạt. Mục đích để nhiệt trên dưới tác động đều vào khuôn bánh để bánh nở đều.

Mát lành bánh chiffon chanh việt quất tráng miệng - Lemon chiffon blueberry dessert

Với bánh chiffon chanh việt quất mà Bếp Bánh chia sẻ dưới đây, mặc dù bánh đã được để nguội hoàn toàn nhưng form bánh vẫn giữ nguyên, không có dấu hiệu xẹp lõm hay thắt eo đâu nhé!

mat-lanh-banh-chiffon-chanh-viet-quat-trang-mieng

Nguyên liêu làm chiffon chanh việt quất tráng miệng - Lemon chiffon blueberry dessert

Phần A:

  • 70g quả việt quất khô (blueberry)
  • 3 lòng đỏ trứng gà
  • 3 Tbsp mật ong
  • 40g đường cát
  • 55ml dầu ăn
  • 50ml nước cốt chanh
  • 50ml nước lọc
  • 60g bột cake
  • 60g bột ngô
  • Vỏ chanh vàng

Phần B:

  • 4 lòng trắng trứng gà
  • 1 nhúm nhỏ muối
  • 1 nhúm nhỏ Cream of Tatar
  • 60g đường cát

Cách làm chiffon chanh việt quất tráng miệng - Lemon chiffon blueberry dessert

Bước 1: Dùng kéo cắt nhỏ quả blueberry khô, sau đó ngâm với nước ấm rượu. Ngâm quả blueberry khô với nước tầm 30 phút đến 1 tiếng, quả được mềm và ẩm trước khi làm.

Bước 2: Sau khi đã ngâm thì cho quả vào một cái rây cho ráo nước hoàn toàn. Sau đó cho khoảng 10g bột mì vào phần quả xốc đều tay để phần quả được áo một lớp bột mỏng bột mì.

Bước 3: Ở một tô khác trộn lòng đỏ, đường, mật ong vào đánh bông nhẹ. Có thể dùng máy đánh trứng và đánh ở tốc độ thấp hoặc đánh bằng tay vì khối lượng trứng cũng không nhiều.

Bước 4: Sau khi phần hỗn hợp lòng đỏ đã bông lên như vậy rồi thì chúng ta sẽ cho nước cốt chanh, nước lọc, vỏ quả chanh bào thật vụn và dầu ăn vào, khuấy nhẹ tay đến khi đều thì dừng lại.

Bước 5: Sau đó rây phần hỗn hợp khô bao gồm 60g bột mì + 60g bột bắp vào rồi nhẹ nhàng dùng que đánh trứng trộn nhẹ nhàng từ trong ra ngoài theo một chiều đến khi bột hoà quyện thì dừng lại ngay. Lưu ý: Tránh trộn lâu và đảo khuấy mạnh tay.

Bước 6: Trong một tô sạch khô ráo khác, cho lòng trắng, muối, cream of tatar vào đánh cùng. Sau đó thì cho dần dần đường vào đánh đến khi lòng trắng bông cứng.

Bước 7: Múc 1/3 phần lòng trắng vừa đánh bông cho vào phần hỗn hợp A. Dùng Spatula hất nhẹ nhàng từ đáy tô trộn lên để phần lòng trắng được bao phủ bởi hỗn hợp lòng đỏ (đây được gọi là kỹ thuật Fold).

Bước 8: Thực hiện nhẹ nhàng để tránh vỡ bọt khí làm bánh không nở được. Thực hiện thao tác này đến khi cả hai hỗn hợp hòa quyện thành một. Cứ thế tiếp tục cho lần lượt từng 1/3 lòng trắng vào hỗn hợp và fold cho đến hết.

Bước 9: Sau khi Fold xong, nhanh tay cho phần quả blueberry khô đã chuẩn bị trước vào và fold thêm vài vòng nữa. Mục đích của việc trộn bột vào quả khô là để giúp phần quả khô dễ dàng hoà quyện vào hỗn hợp hơn đấy.

Bước 10: Cho hỗn hợp vào khuôn rồi dùng một que tre khuấy nhẹ vài vòng và đập khuôn xuống bàn 2-3 cái. Sau đó mang đi nướng nhiệt 160-170 thời gian 35-45 phút tuỳ vào nhiệt độ lò.

Bước 11: Sau khi nướng xong kiểm tra bánh bằng cách dùng tăm xiên vào tâm bánh, nếu rút ra thấy khô ráo nghĩa là bánh đã chín rồi đấy!  Lấy bánh ra và lật ngược khuôn lại và chờ bánh nguội.

Chúc các bạn thành công!

Cách làm bánh chiffon táo - Apple chiffon

Công thức làm bánh chiffon táo này Bếp Bánh sẽ nói nhanh gọn nhé ạ, vì cách làm cốt bánh chiffon thì đã có rất nhiều công thức nói chi tiết rồi ạ, các bước như đánh trứng hay trộn bột thì hẳn là chị em đã nằm lòng rồi. Nên với bánh chiffon táo - Apple chiffon này chúng ta nhìn vào nguyên liệu và cách nướng là đã có thể triển được rồi nhỉ!!

cach-lam-banh-chiffon-tao-apple-chiffon

Nguyên liệu làm bánh chiffon táo - Apple chiffon

  • 6 lòng đỏ trứng gà
  • 6 lòng trắng trứng
  • 80g sữa tươi không đường
  • 30g dầu ăn
  • 120g bột mì số 8
  • 7g vani bột
  • 80g đường
  • 1 quả táo

Cách làm bánh chiffon táo - Apple chiffon

Bước 1: Dùng phới khuấy lòng đỏ trứng với sữa cho tan hết, rồi tiếp tục cho dầu ăn và vani bột vào, khuấy cho hòa quyện. Rây bột mì vào cho mịn rồi khuấy đều.

Bước 2: Đánh lòng trứng cho hơi bông rồi cho đường vào, chia làm 3 lần đường và đánh đến khi lòng trắng đứng.

Bước 3: Lấy 1/3 lòng trắng trộn vào hỗn hợp lòng đỏ, lặp lại như vậy 2 lần nữa đến khi hết.

Bước 4: Cho bột vào khuôn tròn đế rời, nhấc khuôn đập nhẹ 2-3 lần cho xẹp bớt bọt khí.

Bước 5: Trang trí mặt bánh bằng táo, tùy theo ý thích.

Bước 6: Nướng bánh nhiệt 180 thời gian 40-45 phút. Nếu lò nướng rộng thì có thể cho thêm 2 bát nước vào lò nướng cách thủy cho bánh khỏi khô.

Khi bánh chín thì mang bánh ra để trước quạt cho nguội bằng cách úp nghiêng khuôn, không úp ngược vì mặt bánh đã nở cao hơn thành bánh rồi. Chúc các bạn thành công!

 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design