Cách làm bông lan bơ đậu phộng - Reese’s poke cake
>>> Cách làm sữa đậu phộng rang dinh dưỡng
>>> Cách làm cookie bơ đậu phộng healthy
Nguyên liệu bánh bông lan bơ đậu phộng Reese’s Poke Cake
- 160g bột mì
- 100g đậu phộng
- 180g đường
- 50g bơ đậu phộng
- 20g bột bắp
- 50ml sữa tươi
- 50ml dầu ăn
- Muối
- 1/2 muỗng cf bột nổi
- 1/2 muỗng cf vanilla extract
- 6 quả trứng gà
Cách làm bánh bông lan bơ đậu phộng Reese’s Poke Cake
Bước 1: Bí quyết chọn đậu phộng và rang đậu phộng giòn ngon
- Nên chọn loại đậu phộng đã được sấy khô, sạch. Ưu tiên những loại đậu có hạt chắc, kích thước đồng đều nhau, không quá nhỏ. Đậu phộng ngon thường không có mùi hay màu sắc lạ. Lưu ý, không sử dụng đậu phộng đã mọc mầm hay đậu phộng có dấu hiệu của nấm mốc
- Bí quyết để đậu phộng giòn, dễ tách vỏ là sau khi rang xong, bạn đem ủ đậu phộng vào khăn hoặc giấy kín. 5 phút sau thì lấy đậu phộng ra, dùng tay chà xát nhẹ là phần vỏ dễ dàng tách ra. Lúc đó, việc loại bỏ phần vỏ rất nhanh
- Giữ lại một ít để trang trí bánh, phần còn lại thì giã nhỏ. Nếu muốn bánh mịn thì xay thật nhuyễn, nếu muốn có vài vụn lạc nhỏ vừa ăn vừa nhai cho vui miệng thì không cần giã quá nát.
Bước 2: Đập trứng ra bát, cho một chút muối vào. Từ từ cho vào đánh cùng với trứng, khi thấy bọt mịn, nhỏ và đều là được.
Bước 3: Cho dầu ăn, sữa tươi và bơ đậu phộng vào bát, trộn theo 1 chiều để hỗn hợp hòa quyện và không bị vỡ bọt khí.
Bước 4: Rây mịn bột mì, bột bắp, bột nổi vào trộn đều. Cuối cùng cho vani và phần đậu phộng giã nhỏ vào trộn đều cho hỗn hợp hòa quyện.
Bước 5: Nướng bánh
- Làm nóng lò nướng ở 180 độ trong 10 phút
- Chống dính khuôn rồi đổ bột vào 2/3 khuôn, rắc phần đậu phộng đã để riêng lên trên
- Nướng bánh trong khoảng 30-40 phút ở nhiệt độ 180 độ C. Trong quá trình nướng, nếu thấy mặt bánh hơi vàng do lò nóng quá, lấy giấy bạc bọc miệng khuôn lại. Hoặc dùng một miếng giấy nến để lên trên, sẽ tránh được hiện tượng cháy mặt bánh.
Khi bánh chín, lấy bánh ra khỏi lò. Đợi bánh nguội bớt thì trút ra khuôn. Bánh có thể ăn kèm với kem tươi, sốt socola cùng với các loại trái cây khác. Bánh ngon hơn khi để lạnh 1-2 tiếng trước khi ăn.
Lợi ích của bơ đậu phộng
1. Kiềm chế nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Nhờ vào tổ hợp của các chất béo không bão hòa đơn và các chất chống oxy hóa (bao gồm vitamin E), chế độ ăn thường xuyên có bơ đậu phộng sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bảo vệ bạn chống lại một số các loại bệnh mãn tính khác, như bệnh suy giảm nhận thức và Alzheimer.
2. Giúp giảm cân
Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm hỗn hợp chất xơ và protein là cần thiết để lấp đầy bao tử và làm giảm cảm giác đói sau đó trong ngày. Bơ đậu phộng có cả hai chất dinh dưỡng này. Loại bơ này thực sự là tổng hợp dinh dưỡng hàng đầu của protein có nguồn gốc thực vật, chất xơ, và các chất béo không bão hòa đơn, tất cả đều có thể giúp bạn giảm cân.
Nhưng bạn cũng có thể dễ dàng ăn quá nhiều bơ đậu phộng. Mức độ an toàn là một thìa cà phê (khoảng 100 calo) ăn chung với rau quả. Hoặc bạn cũng có thể ăn chừng 2 thìa cà phê bơ đậu phộng vào bữa ăn chính.
3. Bơ đậu phộng là chất tăng cường miễn dịch tự nhiên
Bơ đậu phộng dồi dào các loại vitamin thiết yếu và các chất khoáng như vitamin B niacin, có thể giúp trao đổi chất, cùng với magnesium và potassium giúp đỡ các chức năng của cơ bắp và điều chỉnh huyết áp.
4. Bơ đậu phộng có thể phối hợp tốt với nhiều món ăn.
Bơ đậu phộng là loại thực phẩm đa năng, có thể dùng trong bánh sandwich, thêm vào trong các loại nước ép và súp, cũng như các món ăn vặt như trái cây, bánh quy giòn… Bơ đậu phộng là một thay thế ngon miệng và lành mạnh, dinh dưỡng hơn cho các loại dầu ăn như dầu hạt cải dầu, đặc biệt trong các món ăn châu Á.
Lưu ý tác dụng phụ của bơ đậu phộng
1. Trào ngược axit hoặc ợ chua
Ăn quá nhiều bơ đậu phộng có thể dẫn đến sự khởi phát hoặc kích thích rối loạn trào ngược axit dạ dày hay còn gọi là GERD. Bơ đậu phộng có thể gây ra một số khó chịu ở ngực và cổ họng bởi ffậu phộng có hàm lượng chất béo cao hơn một số loại hạt khác, có nghĩa là chúng làm trầm trọng thêm cơ vòng thực quản dưới (LES), một bó cơ trông giống như một cái nắp ở cuối thực quản. Thực phẩm nhiều chất béo có thể khiến LES giãn ra làm cho axit dạ dày có thể trào lên thực quản, gây ra các triệu chứng trào ngược axit và ợ chua.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn bơ hạt với khẩu phần nhỏ (khoảng 2 muỗng canh mỗi khẩu phần) trong suốt cả tuần, bạn hoàn toàn có thể tránh được GERD.
2. Khó nuốt
Nếu bạn thường bị trào ngược axit sau khi ăn bơ đậu phộng và cũng cảm thấy như thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng thì có thể bạn bị dị ứng nhẹ với đậu phộng mà không biết rằng nó có thể gây ra viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan (EoE).
Hãy đến gặp bác sĩ tiêu hóa để xem bạn có cần đi xét nghiệm dị ứng thực phẩm hoặc có thể làm nội soi hay không nhé!
3. Tình trạng viêm nhiễm
Đậu phộng có axit béo omega-6, có thể gây viêm nếu bạn ăn quá nhiều. Mặc dù omega-6 là an toàn và thậm chí có lợi khi tiêu thụ với lượng vừa phải. Vấn đề là hầu hết người Mỹ tiêu thụ nhiều hơn omega-3, điều này làm giảm tỷ lệ omega-6 lành mạnh. Khi tỷ lệ omega-6 nhiều hơn omega-3 trên 6 lần, nhiều quá trình viêm có thể xảy ra trong cơ thể.
Mặt khác, axit béo omega-3 giúp giảm viêm, vì vậy điều quan trọng là phải ăn nhiều hơn các loại thực phẩm chứa omega-3 (như quả óc chó, cá hồi, hạt lanh, hàu,...) để đảm bảo rằng tình trạng viêm trong cơ thể giữ ở mức tối thiểu. Điều này rất quan trọng vì tình trạng viêm mạn tính có thể có tác động tiêu cực đến các mô và cơ quan nếu không được khắc phục.
4. Gây tăng cân
Bơ đậu phộng có nhiều calo, vì vậy, có thể tăng cân nếu ăn quá nhiều. Hãy nhớ rằng, 2 muỗng canh bơ đậu phộng chỉ chứa dưới 200 calo.
5. Tiếp xúc với nấm mốc gây ung thư
Đậu phộng từ lâu đã được biết là có khả năng bị nhiễm aflatoxin. Aflatoxin được tạo ra bởi các loại nấm mốc phát triển trên một số loại cây trồng, chẳng hạn như ngũ cốc, hạt khô, trái cây khô, cà phê và đặc biệt là đậu phộng đã được biết là bị ảnh hưởng khá nhiều.
Bơ đậu phộng có thể chứa một chất gây ung thư gọi là aflatoxin được tìm thấy trong một loại nấm mốc có tên là Aspergillus. Đậu phộng mọc dưới đất và có xu hướng bị nấm mốc xâm nhập, tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế biến đậu phộng thành bơ đậu phộng có thể làm giảm mức aflatoxin tới 89%.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét