Hiển thị các bài đăng có nhãn đường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đường. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Cách sử dụng đường ăn kiêng trong làm bánh và nguyên tắc khi làm bánh cho người tiểu đường

Dưới đây là một vài nguyên tắc cơ bản nhất khi làm bánh cho người tiểu đường và người ăn kiêng nói chung, các bạn chú ý luôn luôn áp dụng những nguyên tắc này để làm các món bánh mình yêu thích và đảm bảo sức khỏe nhé ạ!

Cách sử dụng đường ăn kiêng trong làm bánh và nguyên tắc khi làm bánh cho người tiểu đường

1, Sử dụng đường ăn kiêng

Để thay thế loại đường thông thường, người ta đã sản xuất ra đường Isomalt – đường dành cho người ăn kiêng. Đây là loại đường được chế biến từ các loại rau củ có vị ngọt không phải là loại đường hóa học như củ cải đường, vì vậy nó là một chất tạo ngọt rất an toàn cho người bị bệnh. Hiện nay bạn có thể dễ dàng mua đường Isomalt trong các siêu thị trên toàn quốc. Khi làm bánh cho người bị tiểu đường , bạn phải dùng loại đường này bởi độ ngọt của nó rất thấp nhưng vẫn giữ hương vị bánh thơm ngon

2, Gia tăng độ ngọt tự nhiên từ các loại hoa quả

Ngoài ra bạn nên lựa chọn các loại hoa quả tươi và khô có sẵn vị ngọt tự nhiên để đưa vào các công thức làm bánh nhằm không những tạo thêm vị ngọt mà còn thêm nhiều hương vị hấp dẫn khác. Các loại quả thường được dùng để làm bánh dành cho người ăn kiêng như táo, chuối, lê, nho khô, mơ khô, cranberry. Những hoa quả này  không chỉ tạo thêm vị ngọt mà còn bổ sung rất nhiều chất xơ tự nhiên rất tốt đối với người tiểu đường. Đặc biệt có một chất tạo ngọt tự nhiên rất tốt nữa đó là mật ong.

3, Không sử dụng bột mì trắng

Đối với tinh bột, bạn không nên sử dụng bột mì trắng thông thường mà nên thay thế chúng bằng bột mì nguyên cám, bột lúa mì đen, bột hạnh nhân, yến mạch, bột đậu nành. Bạn có thể thay thế 100% bột mì trắng bằng các loại bột trên hoặc đến 50%.

Bên cạnh đó bạn cũng nên thêm các loại hạt ngũ cốc rất giàu dinh dưỡng và hương vị vào bánh như hạt dẻ cười, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt macadamia, hạt điều, hạt hướng dương,  hạt bí,… vào ăn kèm.

4, Cắt giảm tối đa chất béo

Với những loại chất béo thường được sử dụng trong làm bánh như bơ, bạn cũng nên cắt giảm xuống. Khi cắt giảm bánh sẽ không được xốp mềm hay giòn như thông thường. Bạn cũng có thể thay thế bơ bằng các loại dầu ăn tốt hơn cho sức khỏe như dầu dầu hướng dương, ô liu, dầu hạt cải, dầu nho.

4 nguyên tắc này cũng phù hợp với những bạn muốn giảm cân, hay đang thực hiện chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe. Lưu lại và áp dụng để có thể thưởng thức món bánh yêu thích mà vẫn giữ được eo thon dáng chuẩn nha ;).

 Các loại bánh này áp dụng các phương pháp (thay bột mì bằng bột hạnh nhân 100% hoặc một phần, thêm hoa quả tươi và khô cùng các loại hạt), ngoài ra bạn đừng quên thay thế bằng đường ăn kiêng isomalt hoặc dùng mật ong nhé.

Mẹo nhỏ để bạn làm bánh thơm ngon cho người ăn kiêng nữa đó là bạn nên dùng thêm vanilla nước vào công thức giúp bánh thơm ngon và giòn xốp hơn nha.

4 nguyên tắc này cũng phù hợp với những bạn muốn giảm cân, hay đang thực hiện chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe. Lưu lại và áp dụng để có thể thưởng thức món bánh yêu thích mà vẫn giữ được eo thon dáng chuẩn nha ;). 

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

Đường - nguyên liệu không thể thiếu trong làm bánh

Các loại đường trong làm bánh

Đường là nguyên liệu không thể thiếu trong làm bánh để góp phần gia tăng dư vị ngọt ngào. Thế nhưng đường có rất nhiều loại, và mỗi loại lại hợp với những kiểu bánh khác nhau đấy nhé ;)



Về cơ bản, đường khi sử dụng trong làm bánh được chia làm 4 loại:

1. Granulated sugar (đường kính)


Là một loại đường vô cùng phổ biến mà bạn có thể tìm mua ở bất cứ đâu. Đường kính còn là tên gọi chung của 2 loại đường Ultrafine sugar và Sanding sugar (coarse sugar).

– Ultrafine sugar: là một loại đường hạt rất nhỏ, mịn, thường dùng để làm các loại bánh bông xốp và cookies – những loại bánh cần hỗn hợp bột đồng nhất và có hàm lượng chất béo cao.

– Sanding sugar (coarse sugar): là loại đường có hạt to hơn, dùng để rắc bên ngoài bánh hoặc cookies, có tác dụng trang trí là chủ yếu.

2. Confectioner’s/Powder/Icing sugar


Là một loại đường vô cùng quen thuộc trong giới làm bánh với tên gọi chung là đường bột. Loại đường này không ở dạng hạt mà có dạng bột mịn, trắng tinh, rất dễ nhận biết.

Đúng như tên gọi, loại đường này không có “hạt” mà là ở dạng bột mịn, trắng tinh như bột – nghĩa là hoàn toàn 100% đường xay mịn ra – sẽ rất nhanh bị vón thành cục cứng nếu bạn không dùng ngay sau khi xay. Để tránh cho đường bột bị cứng lại, trong sản xuất công nghiệp người ta thường trộn vào một tỉ lệ bột ngô nhất định.

Các bạn có thể tự làm đường bột tại nhà bằng cách dùng máy xay sinh tố để xay đường hạt thành bột, tuy nhiên độ mịn của nó sẽ không được bằng đường bột sản xuất công nghiệp bởi các nhà máy.

  Icing sugar là nguyên liệu chính để làm fondant – một loại vật liệu trang trí bánh gato nổi tiếng và phổ biến ở phương Tây từ cách đây hàng trăm năm và thời gian này đang “làm mưa làm gió” tại thị trường bánh Việt Nam. Đường bột chính là nguyên liệu chính không thể thay thế để làm ra fondant.

  Để trang trí bánh cookie, chúng ta cần dùng đến đường sệt – Royal icing, và icing sugar cũng chính là thành phần chính để làm lên loại vật liệu trang trí này đấy!

  Icing sugar còn được sử dụng rất nhiều trong các công thức bánh nướng để tạo độ ẩm cho bánh trong quá trình nướng, giúp bánh nở tốt hơn. Các loại bánh yêu cầu độ giòn, người ta cũng dùng đường bột trong công thức để giúp bánh giòn đúng tiêu chuẩn.

  Ngoài ra, icing sugar còn được dùng để đánh bông bơ lạt hoặc cream cheese để làm kem trang trí bánh. Loại đường này cũng có thể thay thế đường trắng trong việc đánh bông whipping cream hoặc topping cream.

Icing sugar cũng có thể sử dụng trực tiếp để trang trí bánh bằng cách rắc một lớp mỏng lên bề mặt các món bánh ngọt để tăng thêm độ bắt mắt, hấp dẫn cũng như hương vị ngọt ngào.

3. Brown sugar (đường nâu)


Là một loại đường ở dạng hạt, có màu nâu. Thường được chia làm 2 loại: đường nâu đậm (dark brown sugar) và đường nâu nhạt (light brown sugar).

– Ngoài ra, nếu chia kỹ càng hơn nữa thì đường nâu còn được chia theo nhóm đã qua tinh luyện và chưa qua tinh luyện. Một số công thức yêu cầu 1 loại đường cụ thể, ví dụ đường Demerara (đường nâu chưa qua tinh luyện, hạt to, dạng tinh thể, màu nâu nhạt, có nguồn gốc từ vùng Demerara, thường được dùng nhiều khi uống trà hoặc cà phê) hay đường Muscovado ( đường nâu chưa qua tinh luyện, hạt nhỏ, mịn, màu nâu, có vị gần giống mật mía – molasses).

– Một lưu ý khi sử dụng đường nâu: Do điều kiện bảo quản hoặc tùy loại đường có độ ẩm cao hay thấp mà đường nâu có thể khô hay ẩm. Vậy nên khi đong lại đường này, bạn nên nén chặt đường rồi lấy đủ đến vạch yêu cầu trên cup.

4. Các loại siro (syrups)


Là một dạng đường lỏng với thành phần chủ yếu là đường và nước, thường được thêm một số vị (chocolate, strawberry,…) để tạo hương vị riêng. Một số loại syrup phổ biến dùng trong làm bánh:

– Molasses (mật mía): là sản phẩm còn lại sau khi tất cả đường đã được chiết xuất ra khỏi cây mía. Màu của mật mía càng đậm thì mùi vị càng sâu và đậm, thành phần ít đường hơn. Mật mía giữ ẩm cho bánh , giữ bánh “tươi” lâu hơn, tuy nhiên, loại bánh quy có mật mía trong thành phần nguyên liệu cũng nhanh bị mềm hơn.

– Corn syrup: Có tác dụng tạo độ ẩm và độ mềm cho bánh.

– Malt syrup (mạch nha): được sử dụng nhiều khi làm các loại bánh mì có men.

– Honey (mật ong): là loại đường lỏng tự nhiên, có tác dụng giữ ẩm cho bánh và tạo mùi thơm đặc biệt.
 

Bếp Bánh Template by Ipietoon Cute Blog Design